Giá trị của quy tắc “số ít quan trọng và số nhiều không quan trọng” chính là nó nhắc nhở nhà lãnh đạo hãy tập trung vào 20% phần quan trọng. Trong số những việc bạn làm hàng ngày, chỉ có 20% là thực sự có ý nghĩa.
Lên kế hoạch tạo dựng phong cách sống 80/20
Để bắt đầu cuộc sống 80/20, bạn chỉ phải làm một việc: tập trung nguồn lực bạn có vào thứ bạn yêu thích.
Công việc bán thời gian - Niềm đam mê bán thời gian
Nhiều người làm công việc toàn thời gian và làm một công việc khác ngoài giờ. Nếu đó là trường hợp của bạn thì có lẽ tỉ lệ của bạn không phải là 80/20 mà có lẽ là gần 20/80. Bạn sử dụng quá nhiều thời gian vào một công việc bạn không thích, bạn có thể không có động lực làm công việc “chính” tốt. Vì vậy, bạn không thuộc vào tốp 80/20 nhân viên của công ty đó, và đồng thời khi trở về nhà bạn quá mệt mỏi, bạn không còn đủ sức cho niềm đam mê thực sự nữa.
Đừng để công việc điều khiển bạn
Phong cách sống này quả là tệ hại bởi vì 80% mối quan hệ tạo ra 20% giá trị. Bạn dành được rất ít từ đó và công ty mà bạn làm việc cho thu được rất ít từ bạn.
Nếu hiện tại bạn đang rơi vào tình trạng này, điều mà bạn cần phải làm đó là bắt đầu thay đổi tỉ lệ. Giảm thời gian dành cho công việc bạn không thích và tăng thời gian cho niềm đam mê. Bạn có thể “phản bác” lại ý kiến trên rằng bạn không thể làm điều này bởi vì ban cần tiền nhưng có một thực tế chắc chắn rằng bạn không thực sự cần nhiều như bạn nghĩ. Hầu hết mọi người đều có thể đủ sống với công việc bán thời gian nhưng đều lựa chọn làm việc nhiều hơn bởi vì họ muốn có nhiều thứ hơn nữa.
Khi những mong muốn của bạn bắt đầu vượt quá mức so với nhu cầu, đó chính là cái hố sai lầm lớn nhất trong xã hội thực dụng, hiện đại của chúng ta.
Nhận định trên cũng không khuyến khích bạn sống một cuộc sống “thanh đạm” nhưng chắc chắn rằng niềm hạnh phúc thực sự trong mỗi con người đều xuất phát từ việc dành thời gian cho những thứ bạn yêu thích nhất, chứ không phải từ việc kiếm nhiều tiền. Theo đuổi niềm đam mê thường dẫn tới nguồn thu nhập lớn hơn bởi vì chất lượng đầu ra của bạn thường cao hơn rất nhiều. Tập trung nguồn lực của bạn vào đầu tư nhiều hơn vào những điểm mạnh và bạn sẽ thu được thành quả.
Không để nỗi sợ hãi cản đường
Nhân tố lớn nhất ngăn cản hầu hết mọi người khỏi công cuộc theo đuổi niềm ước mơ và làm việc hướng tới những mục tiêu thực sự đó là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi không được đảm bảo an toàn, giảm lương, và lo ngại về một tương lai “mù mịt” thường khiến con người bị “khóa chặt” vào những công việc hàng ngày không mấy yêu thích và không tạo ra sự thỏa mãn.
Không để nỗi sợ hãi trở thành nguyên nhân cho sự thất bại của bạn. Hãy tự xem xét lại niềm đam mê của bản thân, loại bỏ tạm thời sự cần thiết của đồng tiền để có thể suy nghĩ mà không lo lắng về tài chính và lập ra kế hoạch hướng tới những hoạt động của phong cách sống 80/20. Tối đa hóa thứ mà bạn am hiểu và thành thạo. Tìm kiếm những hoạt động tạo ra phần lớn kết quả và đặt nguồn lực của bản thân vào nơi thành quả lớn nhất có thể đạt được.
Quy tắc 80/20 giúp nhà lãnh đạo làm việc hiệu quả hơn
Giá trị của quy tắc “số ít quan trọng và số nhiều không quan trọng” chính là nó nhắc nhở nhà lãnh đạo hãy tập trung vào 20% phần quan trọng. Trong số những việc bạn làm hàng ngày, chỉ có 20% là thực sự có ý nghĩa. Nếu có một phần nào đó trong lịch làm việc hàng ngày có thể bỏ qua, hãy chắc chắn rằng nó không nằm trong phần 20%.
Có một lý thuyết quản lý đã hiểu Nguyên lý của Pareto theo góc độ do chỉ 20% cấp dưới tạo ra 80% kết quả đạt được, vậy bạn chỉ nên tập trung quỹ thời gian hạn hẹp của bạn vào 20% những người này - những siêu sao trong tổ chức của bạn. Lý thuyết quản lý này có một lỗ hổng bởi vì nó đã bỏ qua thực tế là 80% quỹ thời gian của bạn nên được tập trung vào làm những thứ thực sự quan trọng. Làm việc để biến thứ tốt thành tốt hơn chắc chắn là cách sử dụng thời gian tốt hơn là biến thứ vĩ đại trở thành thứ xuất sắc.
Hãy áp dụng Nguyên lý Pareto trong mọi việc bạn làm và hãy sử dụng nó một cách thông minh. Tuy vậy không chỉ làm việc thông minh mà hãy làm việc một cách thông minh với những việc đúng đắn.
(Theo Lanhdao - internet)
0 comments to "Quy tắc 80/20 - giúp làm việc hiệu quả hơn (Phần 2)"