Hội nhập, với sinh viên Việt, cũng có những cơ hội và cũng không thiếu những thách thức nhưng họ phải chuẩn bị những gì để có thể vượt qua – đó là nội dung chính mà Hội thảo “Sinh viên Việt – Cần gì để hội nhập?” do Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (Hà Nội) tổ chức. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp là đơn vị bảo trợ thông tin.
Hội nhập, với sinh viên Việt, cũng có những cơ hội và cũng không thiếu những thách thức nhưng họ phải chuẩn bị những gì để có thể vượt qua – đó là nội dung chính mà Hội thảo “Sinh viên Việt – Cần gì để hội nhập?” do Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (Hà Nội) tổ chức. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp là đơn vị bảo trợ thông tin.
Khi đất nước hội nhập sâu với thế giới thì dòng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam nhiều hơn, môi trường kinh doanh rộng mở hơn, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập... đã tạo ra nhiều khả năng lựa chọn công việc- nhất là trong thời điểm nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu như hiện nay. Và, hội nhập sẽ giúp sinh viên ra trường dễ dàng lựa chọn những môi trường làm việc vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Tuy nhiên, cơ hội cũng song hàng cùng thách thức.
Tri thức - nền tảng của thành công
Điều quan trọng nhất với sinh viên Việt là phải củng cố tri thức ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có tri thức mới có thể nắm bắt được công nghệ hiện đại, mới tận dụng hết những tiềm năng của quốc gia để làm lợi cho bản thân, cho xã hội; có tri thức mới có thể nghiên cứu, vận hành những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, mới không tụt hậu so với bạn bè quốc tế. Giáo sưNguyễn Lân Dũng tâm sự.“Như các bạn đã biết, Vedan – công ty 100% vốn nước ngoài - xây dựng một nhà máy sản xuất bột ngọt lớn nhất Đông Nam Á tại Đồng Nai đã giúp người dân tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm sắn, tạo thu nhập và công việc ổn định cho hàng ngàn người dân. Nhưng, thử đặt giả thuyết, nếu công ty đó do người Việt Nam làm chủ thì sao, những công nghệ hiện đại đó do chính người Việt Nam chế tạo và vận hành thì lợi ích của nó sẽ to lớn đến mức nào? Nói như vậy để thấy, tri thức thật sự cần thiết đối với sự phát triển của đất nước. Trong thời điểm hội nhập sâu rộng như hiện nay, nếu sinh viên không tựbồi bổ kiến thức cho mình thì sẽ bị thua ngay trên sân nhà”.
Sinh viên Việt Nam từ xưa tới nay vốn được tiếng là chăm chỉ. Nhưng, vẫn có những ý kiến cho rằng họ chưa chủ động trong việc tìm kiếm thông tin. Hầu hết, nguồn tài liệu chính mà sinh viên Việt Nam tiếp cận chính là giáo trình, là bài giảng của thầy giáo, những bài nghiên cứu, sách chuyên ngành trên thư viện mà bỏ qua những luồng thông tin khác cũng rất quạn trọng như báo chí, như internet. Sự hạn chế các kỹ năng khai thác internet đang là rào cản tiếp nhận sớm các luồng thông tin khác nhau trên thế giới. Nói như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, sinh viên phải xác định học là cho mình chứ không phải cho người khác, cho thầy giáo.
Tập thói quen chuyên nghiệp
Mở đầu phần giao lưu của mình với các bạn sinh viên trường ĐH Kinh tế, bà Dương Thu Hương – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã nhấn mạnh đến việc tập thói quen chính xác trong giờ giấc của các bạn sinh viên – một điều dường như vẫn bị rất nhiều các bạn trẻ xem nhẹ. Bà nói, các bạn không cần nghĩ hội nhập là một vấn đề gì đó quá cao xa. Rất nhiều bạn sinh viên đang tham gia trong buổi giao lưu này mới chỉ học năm thứnhất, thứ hai. Các bạn còn đủ thời gian để tự bổ sung kiến thức, tự hoàn thiện kỹ năng của mình. Các bạn có thể tự bắt đầu bằng những việc thiết thực trước mắt như tập thói quen chính xác trong giờ giấc. Khi làm việc với các đối tác quốc tế, họ sẽ không chấp nhận việc trễ giờ của các bạn. Hội nhập bắt đầu từ chính những việc nhỏ như thế. Chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc cũng là điều thật sựcần thiết.
Ông Trần Văn Hùng – Giám đốc mua sắm dịch vụ toàn cầu của Công ty IBM cũng cho rằng, sinh viên cần tạo cho mình những thói quen chuyên nghiệp ngay từ ngày trên ghế nhà trường. Có nhiều bạn sinh viên chỉ học khi đã gần sát ngày thi. Các bạn vẫn có thể đạt kết quả tốt nhưng các bạn mất đi thói quen chăm chỉ và cẩn thận. Ở bất kỳ thời điểm nào thì cũng cần có sự nỗ lực để thành công. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao tính cẩn thận của ứng viên.
Tự hoàn thiện các kỹ năng, tri thức chính là cách phát huy tối đa năng lực bản thân trong một môi trường làm việc cạnh tranh không khoan nhượng, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Đó cũng là khởi nguồn để xây dựng thương hiệu cho nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Hơn lúc nào hết, sinh viên Việt Nam cần phải nỗ lực học tập để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của công việc.
bo ich cho toi.