Đã gần 2 năm trôi qua, kể từ cái ngày tôi rời khỏi ghế nhà trường trung học để bước vào một thế giới mới, một thế giới rộng lớn hơn.
Ngày ấy, như bao học sinh trung học khác, tôi rất mong muốn được vào đại học. Ba tôi nói “khi vào đại học, có nghĩa là con đã trưởng thành. Ba sẽ không còn phải lo lắng cho con như lúc trước, và lúc ấy con sẽ bắt đầu một mình bước vào thế giới mới, chuẩn bị cho một cuộc hành trình dài cho cuộc đời của con”. Khi nghe ba nói, tôi rất vui sướng. Suốt ngày tôi chỉ mơ mộng đến lúc mình bước vào cánh cửa đại học để thoát khỏi sự nghiêm khắc của ba mẹ dành cho mình suốt 12 năm học qua.
Hồi đó tôi non nớt lắm, cứ nghĩ chỉ cần vào đại học, mình sẽ được sung sướng không còn bị ba mẹ quản. Ngày ấy tôi cứ thoải mái với các bạn, chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào đá cầu, nào nhảy dây, nào đuổi bắt, thậm chí còn ... đánh nhau. Tôi – một con bé rất hiếu động quậy phá, không biết nể sợ ai là gì. Bạn bè rủ tôi làm gì là tôi làm liền, rủ tôi chơi gì là tôi chơi liền. Có lần vào giờ ra chơi bọn con trai lớp tôi thường chơi rượt bắt. Rượt bắt mà mang dép thì làm sao mà chạy. Thế là bọn họ hò nhau bỏ dép ra, để lên bãi cỏ. Đến khoảng 25 phút sau, khi sắp đánh trống, đám con trai quay lại tìm dép. Nhưng ô kìa! Tại sao mỗi đứa chỉ còn lại một chiếc. Thế là cả đám đi tìm. Tìm dưới cống không có, tìm trên bãi cỏ, bụi rậm cũng không có “ơ, lạ chưa kìa” một thằng trong đám đó la lên, đó là Tuấn, học sinh nam lùn nhất lớp tôi. Cả nhóm quay lại nhìn, sao lại có một học sinh nữ ngồi một mình trên ghế đá nhỉ. Mà sao trên môi cô nàng lại khoác lên một nụ cười bí hiểm thế. Đám con trai la lên “chúng tôi không muốn nhảy lò cò, bởi vì chúng tôi muốn đi một giò, hãy trả dép cho chúng tôi”. Cô học sinh không trả lời, cả bọn dáo dác nhìn quanh. Một lúc sau, cười đã cô mới bật mí: lúc nãy khi thấy cả đám bỏ dép ra, ML (là tôi) đi mách thầy giám thị. Thầy đã “chôm” mỗi đôi một chiếc để đem bán “ve chai”, lấy tiền sung vào công quỹ nhà trường. Đám con trai tá hỏa vội lên phòng giám thị xin lại. Nhưng thôi rồi, dép ơi, chú đồng chí nhỏ, đã đi mất rồi. Thầy giám thị đã lấy tất cả dép thu được. Nhìn thấy khuôn mặt ỉu xìu của tụi con trai, tôi rất hả hê. Thế là tụi nó biết được một bài học không nên bỏ dép trong giờ ra chơi.
Gần trường tôi có một cánh đồng, ở đó rất thoải mái không có nhà không có tiếng ồn, đặc biệt ở đây có một cây đa rất lớn, tán rộng, ngồi dưới cây rất sướng. Vào các buổi trưa rất nóng, lớp tôi rủ nhau ra đó chơi. Chúng tôi, khoảng 30 đứa mang theo, nào là nước dừa nào bánh ra đó chơi. Một đám gồm 10 người chia làm hai nhóm, con trai thì xắn ống quần, xắn tay áo, con gái cũng vậy và còn lấy hai tà áo dài cột ngang hông bắt đầu…vật nhau.
Nguyệt – đứa con gái to nhất trong đám nữ đã làm đo ván mấy đứa con trai liền. Những đứa khác không thích bạo lực thì tụm năm tụm ba nói chuyện. Có đứa thì rủ bạn trai bạn gái của nó chui vào các hốc cây (chẳng là dưới cây đa lâu lâu lại có một cái lỗ hổng đủ 2 đến 3 người chui vào) “tâm tình”. Lâu lâu, mấy đứa tinh nghịch lại cầm nguyên cái vỏ dừa khô ném vào trong đó, có khi mấy đứa chơi trốn tìm lại vô tình chui vào trong. Lúc ấy tôi bảo đảm cũng có một tiếng la muốn nổ đầu vang lên. Chẳng là hốc cây tối qua, mấy đứa chui vào không nhìn thấy mấy đứa bên trong, cứ tưởng bị ma cây bắt. Sau sự hiểu lầm ấy là bắt nguồn một tràng cười rộn rã của chúng tôi vang lên. Và thế là cả bọn lại kéo nhau tụm lại một chỗ, đem đồ ra ăn.
Vào cái ngày cuối năm học, khi biết mình đã đậu đại học, tụi tui vừa mừng vừa bùi ngùi khi nhận ra mình sắp phải chia tay nhau. Mấy giọt nước mắt lăn trên má vài học sinh, cái ngày chúng tôi mong từ lâu có lẽ lại là cái ngày buồn nhất của chúng tôi. Nhóm tôi gồm năm đứa: Quyên, Hà, Ngọc, Thảo và tôi cùng bước ra sân trường vừa ngắm hoa phượng nở. Mỗi đứa tôi đang theo đuổi một ý riêng của mình. Mặc dù buồn nhưng có lẽ người buồn nhất là Thảo - bạn thân nhất của tôi. Ba mẹ thảo sắp sang Pháp nên nó cũng phải đi theo. Một số con trai trong lớp tự nhiên ùa ra ngoài trêu chọc chúng tôi. Đang vui, Quyên, con bé mít ướt nhất lớp chực khóc, cả đám hoảng hốt xin lỗi, dỗ dành. Hóa ra nó khóc không phải bị trêu chọc mà do nó đang sợ đến thời khắc 12 giờ-là giờ mà chúng tôi bắt đầu phải chia tay nhau. Dù chúng tôi có chia tay nhau nhưng tụi tôi còn có thể liên lạc. Còn Thảo sang Pháp thì đâu thể còn biết để liên lạc. Chợt, Thảo lên tiếng: “hay là tụi mình hái hoa phượng đi’. “Đúng rồi”-Toàn hưởng ứng. thế là cả nhóm hè nhau trèo lên cây vặt cành. Thầy giám thị bước ra la tụi tôi. Ngọc-một trong đám con gái sụt sùi: “thầy ơi, cho tụi em hái đi. Sang năm tụi em đâu còn ở đây để hái nữa.” Đôi mắt thầy long lanh, có lẽ thầy sắp khóc. Thầy chợt quay đi: “thôi, cho tụi bay hái đó. Nhớ đừng vặt trụi hết. Đồ đám học sinh nghịch hơn quỷ sứ.” Chúng tôi khúc khích cười, cười đến nỗi Khường-cậu học sinh đang leo trên cây xém nữa thì tuột tay rơi xuống vì đau bụng. Tiếng trống trường vang lên. Đám học sinh ùa ra ngoài. Nhìn quanh tôi thấy đứa nào cũng ngân ngấn nước mắt và cả tôi cũng vậy. Lạ thật, bình thường tôi quậy là thế, mong được nghỉ hè là thế mà lại rơi nước mắt vì sắp “bị nghỉ hè”. Cô hiệu trưởng bước lên bục nói trong loa “Hôm nay các em đã sắp bước ra khỏi ngôi trường này, dù sau này các em đi đâu, đây sẽ vẫn sẽ là ngôi trường cấp 3 mà các em đã học. Mong sao các em sẽ không quên. Chúng tôi sẽ vẫn chào đón khi các em về thăm trường”. Cả đám học sinh cùng nấc lên nghẹn ngào. Tiếng chuông reo lên báo hiệu thời gian nghỉ hè, thời gian rời khỏi ngôi trường này đã đến. Thảo nấc lên to nhất, cả đám ai cũng hiểu là Thảo sắp phải đi rồi, Thảo nói : “Mình đi rồi các bạn đừng quên mình nha”. Không ai nói nhưng tất cả cũng đểu hiểu “Tụi tao sẽ không quên mày đâu”. Nhỏ Hạnh lớp trưởng kiếng cận bước tới chìa một cành hoa phượng đỏ chói trước mặt Thảo “Đây, tao tặng mày, chúc mày lên đường bình an”. Cái con Hạnh miệng lúc nào cũng chua như chanh thế mà hôm nay cũng bắc chước con Quyên khóc nhè.
“Thôi, đã đến giờ thiêng rồi, chúng ta hãy cùng về nhà, ăn miếng bánh, uống miếng nước, và đi ngủ để chiều dậy mọi chuyện đã đâu vào đấy. Tất cả sẽ như là giấc mơ trôi qua và hãy cùng nhau bước vào một thành phố mới với nhiều điều mới lạ” - Tuấn lùn lên tiếng. Cái thằng này lúc nào cũng biết ăn với uống. Nhưng nó nói cũng đúng. Mọi người chia tay nhau trong lưu luyến. Đúng 5 giờ sáng hôm sau, Thảo đã cùng ba mẹ lên đường bay đến Pháp. Trong lòng tôi tự nhiên có một cảm giác thật trống vắng. Thảo đã đi, các bạn đã đi hết và tôi cũng vậy. Chúng tôi đã lần lượt rời khỏi trường. Đã từ biệt cái thời áo trắng nghịch ngợm thuở nào cũng giống như tôi đã ép cành hoa phượng hôm trước bẻ trên cây vào tập. Đó sẽ là một trong những kỷ vật quý giá thời học sinh mà tôi còn có thể giữ lại.
Đã thấm thoát gần 2 năm trôi qua bây giờ tôi đã là sinh viên năm 2. Dù vậy nhưng cứ mỗi lần thấy hoa phượng nở đỏ rực trên bầu trời, lòng tôi lại nhớ đến các bạn, nhớ đến Thảo, nao nức những kỷ niệm mơn man của tuổi học trò. Những ký ức luôn đọng lại trong tôi, không bao giờ phai nhạt giống như nó mới xảy ra vào ngày hôm qua…
Ôi ! thời áo trắng thuở nào nay còn đâu!...
Ngày ấy, như bao học sinh trung học khác, tôi rất mong muốn được vào đại học. Ba tôi nói “khi vào đại học, có nghĩa là con đã trưởng thành. Ba sẽ không còn phải lo lắng cho con như lúc trước, và lúc ấy con sẽ bắt đầu một mình bước vào thế giới mới, chuẩn bị cho một cuộc hành trình dài cho cuộc đời của con”. Khi nghe ba nói, tôi rất vui sướng. Suốt ngày tôi chỉ mơ mộng đến lúc mình bước vào cánh cửa đại học để thoát khỏi sự nghiêm khắc của ba mẹ dành cho mình suốt 12 năm học qua.
Hồi đó tôi non nớt lắm, cứ nghĩ chỉ cần vào đại học, mình sẽ được sung sướng không còn bị ba mẹ quản. Ngày ấy tôi cứ thoải mái với các bạn, chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào đá cầu, nào nhảy dây, nào đuổi bắt, thậm chí còn ... đánh nhau. Tôi – một con bé rất hiếu động quậy phá, không biết nể sợ ai là gì. Bạn bè rủ tôi làm gì là tôi làm liền, rủ tôi chơi gì là tôi chơi liền. Có lần vào giờ ra chơi bọn con trai lớp tôi thường chơi rượt bắt. Rượt bắt mà mang dép thì làm sao mà chạy. Thế là bọn họ hò nhau bỏ dép ra, để lên bãi cỏ. Đến khoảng 25 phút sau, khi sắp đánh trống, đám con trai quay lại tìm dép. Nhưng ô kìa! Tại sao mỗi đứa chỉ còn lại một chiếc. Thế là cả đám đi tìm. Tìm dưới cống không có, tìm trên bãi cỏ, bụi rậm cũng không có “ơ, lạ chưa kìa” một thằng trong đám đó la lên, đó là Tuấn, học sinh nam lùn nhất lớp tôi. Cả nhóm quay lại nhìn, sao lại có một học sinh nữ ngồi một mình trên ghế đá nhỉ. Mà sao trên môi cô nàng lại khoác lên một nụ cười bí hiểm thế. Đám con trai la lên “chúng tôi không muốn nhảy lò cò, bởi vì chúng tôi muốn đi một giò, hãy trả dép cho chúng tôi”. Cô học sinh không trả lời, cả bọn dáo dác nhìn quanh. Một lúc sau, cười đã cô mới bật mí: lúc nãy khi thấy cả đám bỏ dép ra, ML (là tôi) đi mách thầy giám thị. Thầy đã “chôm” mỗi đôi một chiếc để đem bán “ve chai”, lấy tiền sung vào công quỹ nhà trường. Đám con trai tá hỏa vội lên phòng giám thị xin lại. Nhưng thôi rồi, dép ơi, chú đồng chí nhỏ, đã đi mất rồi. Thầy giám thị đã lấy tất cả dép thu được. Nhìn thấy khuôn mặt ỉu xìu của tụi con trai, tôi rất hả hê. Thế là tụi nó biết được một bài học không nên bỏ dép trong giờ ra chơi.
Gần trường tôi có một cánh đồng, ở đó rất thoải mái không có nhà không có tiếng ồn, đặc biệt ở đây có một cây đa rất lớn, tán rộng, ngồi dưới cây rất sướng. Vào các buổi trưa rất nóng, lớp tôi rủ nhau ra đó chơi. Chúng tôi, khoảng 30 đứa mang theo, nào là nước dừa nào bánh ra đó chơi. Một đám gồm 10 người chia làm hai nhóm, con trai thì xắn ống quần, xắn tay áo, con gái cũng vậy và còn lấy hai tà áo dài cột ngang hông bắt đầu…vật nhau.
Nguyệt – đứa con gái to nhất trong đám nữ đã làm đo ván mấy đứa con trai liền. Những đứa khác không thích bạo lực thì tụm năm tụm ba nói chuyện. Có đứa thì rủ bạn trai bạn gái của nó chui vào các hốc cây (chẳng là dưới cây đa lâu lâu lại có một cái lỗ hổng đủ 2 đến 3 người chui vào) “tâm tình”. Lâu lâu, mấy đứa tinh nghịch lại cầm nguyên cái vỏ dừa khô ném vào trong đó, có khi mấy đứa chơi trốn tìm lại vô tình chui vào trong. Lúc ấy tôi bảo đảm cũng có một tiếng la muốn nổ đầu vang lên. Chẳng là hốc cây tối qua, mấy đứa chui vào không nhìn thấy mấy đứa bên trong, cứ tưởng bị ma cây bắt. Sau sự hiểu lầm ấy là bắt nguồn một tràng cười rộn rã của chúng tôi vang lên. Và thế là cả bọn lại kéo nhau tụm lại một chỗ, đem đồ ra ăn.
Vào cái ngày cuối năm học, khi biết mình đã đậu đại học, tụi tui vừa mừng vừa bùi ngùi khi nhận ra mình sắp phải chia tay nhau. Mấy giọt nước mắt lăn trên má vài học sinh, cái ngày chúng tôi mong từ lâu có lẽ lại là cái ngày buồn nhất của chúng tôi. Nhóm tôi gồm năm đứa: Quyên, Hà, Ngọc, Thảo và tôi cùng bước ra sân trường vừa ngắm hoa phượng nở. Mỗi đứa tôi đang theo đuổi một ý riêng của mình. Mặc dù buồn nhưng có lẽ người buồn nhất là Thảo - bạn thân nhất của tôi. Ba mẹ thảo sắp sang Pháp nên nó cũng phải đi theo. Một số con trai trong lớp tự nhiên ùa ra ngoài trêu chọc chúng tôi. Đang vui, Quyên, con bé mít ướt nhất lớp chực khóc, cả đám hoảng hốt xin lỗi, dỗ dành. Hóa ra nó khóc không phải bị trêu chọc mà do nó đang sợ đến thời khắc 12 giờ-là giờ mà chúng tôi bắt đầu phải chia tay nhau. Dù chúng tôi có chia tay nhau nhưng tụi tôi còn có thể liên lạc. Còn Thảo sang Pháp thì đâu thể còn biết để liên lạc. Chợt, Thảo lên tiếng: “hay là tụi mình hái hoa phượng đi’. “Đúng rồi”-Toàn hưởng ứng. thế là cả nhóm hè nhau trèo lên cây vặt cành. Thầy giám thị bước ra la tụi tôi. Ngọc-một trong đám con gái sụt sùi: “thầy ơi, cho tụi em hái đi. Sang năm tụi em đâu còn ở đây để hái nữa.” Đôi mắt thầy long lanh, có lẽ thầy sắp khóc. Thầy chợt quay đi: “thôi, cho tụi bay hái đó. Nhớ đừng vặt trụi hết. Đồ đám học sinh nghịch hơn quỷ sứ.” Chúng tôi khúc khích cười, cười đến nỗi Khường-cậu học sinh đang leo trên cây xém nữa thì tuột tay rơi xuống vì đau bụng. Tiếng trống trường vang lên. Đám học sinh ùa ra ngoài. Nhìn quanh tôi thấy đứa nào cũng ngân ngấn nước mắt và cả tôi cũng vậy. Lạ thật, bình thường tôi quậy là thế, mong được nghỉ hè là thế mà lại rơi nước mắt vì sắp “bị nghỉ hè”. Cô hiệu trưởng bước lên bục nói trong loa “Hôm nay các em đã sắp bước ra khỏi ngôi trường này, dù sau này các em đi đâu, đây sẽ vẫn sẽ là ngôi trường cấp 3 mà các em đã học. Mong sao các em sẽ không quên. Chúng tôi sẽ vẫn chào đón khi các em về thăm trường”. Cả đám học sinh cùng nấc lên nghẹn ngào. Tiếng chuông reo lên báo hiệu thời gian nghỉ hè, thời gian rời khỏi ngôi trường này đã đến. Thảo nấc lên to nhất, cả đám ai cũng hiểu là Thảo sắp phải đi rồi, Thảo nói : “Mình đi rồi các bạn đừng quên mình nha”. Không ai nói nhưng tất cả cũng đểu hiểu “Tụi tao sẽ không quên mày đâu”. Nhỏ Hạnh lớp trưởng kiếng cận bước tới chìa một cành hoa phượng đỏ chói trước mặt Thảo “Đây, tao tặng mày, chúc mày lên đường bình an”. Cái con Hạnh miệng lúc nào cũng chua như chanh thế mà hôm nay cũng bắc chước con Quyên khóc nhè.
“Thôi, đã đến giờ thiêng rồi, chúng ta hãy cùng về nhà, ăn miếng bánh, uống miếng nước, và đi ngủ để chiều dậy mọi chuyện đã đâu vào đấy. Tất cả sẽ như là giấc mơ trôi qua và hãy cùng nhau bước vào một thành phố mới với nhiều điều mới lạ” - Tuấn lùn lên tiếng. Cái thằng này lúc nào cũng biết ăn với uống. Nhưng nó nói cũng đúng. Mọi người chia tay nhau trong lưu luyến. Đúng 5 giờ sáng hôm sau, Thảo đã cùng ba mẹ lên đường bay đến Pháp. Trong lòng tôi tự nhiên có một cảm giác thật trống vắng. Thảo đã đi, các bạn đã đi hết và tôi cũng vậy. Chúng tôi đã lần lượt rời khỏi trường. Đã từ biệt cái thời áo trắng nghịch ngợm thuở nào cũng giống như tôi đã ép cành hoa phượng hôm trước bẻ trên cây vào tập. Đó sẽ là một trong những kỷ vật quý giá thời học sinh mà tôi còn có thể giữ lại.
Đã thấm thoát gần 2 năm trôi qua bây giờ tôi đã là sinh viên năm 2. Dù vậy nhưng cứ mỗi lần thấy hoa phượng nở đỏ rực trên bầu trời, lòng tôi lại nhớ đến các bạn, nhớ đến Thảo, nao nức những kỷ niệm mơn man của tuổi học trò. Những ký ức luôn đọng lại trong tôi, không bao giờ phai nhạt giống như nó mới xảy ra vào ngày hôm qua…
Ôi ! thời áo trắng thuở nào nay còn đâu!...
lovelydof@yahoo.com
0 comments to "Thời áo trắng"