Tại một trang trại ở miền núi xa xôi, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sang ông cụ dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức sờn cũ, nhưng lúc nào ông cũng đọc say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Người cháu bắt cướt ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Tới một ngày cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có tốt gì đâu mà ông đọc thường xuyên thế?
Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sống và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé làm theo lời ông, dù rằng nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà. Nhìn thấy cái giỏ ông cụ cười vang và nói:
- Nước chảy hết rồi. Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa.
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng "Không thể đựng nước vào cái giỏ", rồi đi lấy một cái xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại.
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ. Cháu làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa làm hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Và cậu bé đã biết rằng cái giỏ không thể đựng nước, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng cậu có chạy nhanh đến mức nào thì nước cũng chảy ra hết, khi về đến nhà chiếc giỏ vẫn trống không.
- Ông xem này - cậu bé hụt hơi nói - thật là vô ích.
- Cháu lại nghĩ nó vô ích cư? ông cụ nói- Cháu thử nhìn cái giỏ xem.
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đâu tiên cậu bé nhận ra rằng cái giỏ khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen nữa mà đã được nước rửa sạch sẽ.
- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc. sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than .
Sưu tầm
y nghia cau truyen kha hay.