Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , � Nghệ thuật bắt tay

Nghệ thuật bắt tay

Bắt tay là một phần của giao tiếp. Nắm tay chặt hay lỏng, cách thức bắt tay, thời gian bắt tay ngắn hay dài sẽ cho biết thái độ và cách cư xử khác nhau với từng đối tượng, ấn tượng để lại cũng khác hẳn nhau. Ngoài ra, quan sát cách bắt tay của đối tác, chúng ta sẽ nắm bắt được một phần tính cách của họ, từ đó nắm được thế chủ động trong giao tiếp.
Khi bắt tay nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một bước chân, phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay.
Không nên bắt tay quá chặt, nhưng bắt tay hờ hững là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự.
Khi bắt tay thì thời gian bắt tay trong vòng 3-5 giây là tốt nhất. Nếu muốn thể hiện cho đối tác thấy thành ý và nhiệt tình của mình thì có thể kéo dài thời gian bắt tay ra một chút, khi bắt tay nên lắc tay lên xuống vài lần.

Những điều cần tránh trong khi bắt tay :
- Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.
- Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
- Khi bắt tay, trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.
- Khi bắt tay, không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy.
- Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
- Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự để tránh đối phương hiểu lầm.


THÀNH TÂM (sưu tầm)

6 comments to "Nghệ thuật bắt tay"

  1. Anonymous says:

    thia' con` tay em bi ra mo` hoi thi` nen giai quyet sao ha~ truong nhom'

  2. Vincent says:

    đó thật sự là điều bất tiện! nếu tay bạn ra mồ hôi khi bắt tay người ta sẽ rất ngại vì vấn đề vệ sinh ngoài ra người ta còn có thể đánh giá tâm trạng của bạn: bối rối,...nếu họ chìa tay ra mà bạn lau vội tay rồi mới bắt tay thì đối phương lại có cảm giác mình câu nệ họ...rõ ràng phương án nào cũng thật làm "xấu hình ảnh" của mình. Vì vậy, nếu tay ra mồ hôi hãy cảnh giác, biết rằng kết thúc cuộc nói chuyện, mình sẽ bắt tay thì trong thời gian nói chuyện cố gắng lau cho sạch; hoặc nếu ko còn cách nào khác thì fải xin lỗi đối phương: "xin lỗi, ông không phiền chứ,hôm nay tôi ko khoẻ, mồ hôi ra nhiều wá.."; tuỳ sự khéo léo và tình huống cụ thể mà xử lý nhưng nên đối mặt với vấn đề đó, đừng lẫn tránh, cho qua.

  3. panhpao says:

    bài này hay ghê hen, nhưng nếu bổ sung thêm phương pháp bắt tay nữa thì sẽ còn tuyệt vời hơn đấy (ví dụ như người lớn bắt tay với người nhỏ ra sao, đàn ông bắt tay phụ nữ thế nào,...).

  4. Vincent says:

    ah, vì bài này chú trọng đến giao tiếp trong kinh doanh nên đề cập cách bắt tay theo lễ nghi, nếu bắt tay với trẻ nhỏ thì ko cần phải kiểu cách đến thế chỉ cần một cái bắt tay trìu mến thể hiện sự chân thành, tình cảm đối với trẻ nhỏ; cái bắt tay lịch sự đối với phụ nữ; khi bắt tay với phụ nữ thì fải để phụ nữ chủ động chìa tay ra trước...

  5. tui ne says:

    khi bat tay , 1 tay con lai cua minh se lam j vay nhom truong ?

  6. Vincent says:

    bạn cứ để tay kia xuôi thoải mái, nếu muốn thêm phần tôn trọng đối với người có chức vụ cao hơn thì dùng tay đó đỡ cho tay kia ( tay bắt). Không nên để tay đó vào túi quần sẽ tạo cảm giác mình không thân thiện.

Leave a comment