Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , � Giá trị những câu hỏi

Giá trị những câu hỏi

Bọn chúng chẳng cần lý do gì cả. Chúng đến nhà anh chỉ vì anh là người gốc Do Thái . Quân đức quốc xã xông vào nhà, lôi anh và cả gia đình anh đi. Ngay sau đó chúng lùa họ như bày gia súc và tống lên xe lửa rồi chở thẳng đến trại tập trung... Chúng đã giết chết họ và chỉ mình anh còn sống.
Làm sao mà anh có thể sống nổi trước cảnh tượng hãi hùng phải nhìn thấy con mình nơi bộ quần áo của một đứa trẻ khác vì bây giờ con anh đã chết sau một cơn mưa đạn? Thế nhưng anh vẫn phải sống.


Một hôm anh nhìn cơn ác mộng chung quanh mình và phải đối diện với một sự thật hiển nhiên : nếu anh còn ở đây thêm một ngày chắc chắn anh sẽ chết. Anh có một quyết định là phải thoát khỏi đây ngay lập tức! Anh không biết cách nào, anh chỉ biết mình phải trốn. Hàng tuần liền anh hỏi các bạn tù, "Làm sao chúng ta có thể thoát được nơi kinh hoàng này?" Anh hầu như luôn nhận được cùng một câu trả lời, "đừng dại dột", họ trả lời "không thể nào thoát nổi! hỏi như vậy dằn vặt tâm trí anh mà thôi. Cứ chịu khó làm việc và cầu nguyện cho mình được sống sót" . Nhưng anh không chấp nhận điều này - anh nhất định sẽ không chấp nhận như thế. Anh bị ám ảnh vì truyện trốn thoát và cho dù những câu hỏi của anh không có nghĩa gì, anh vẫn luôn luôn hỏi đi hỏi lại, "Làm sao tôi có thể trốn thoát? Phải có cách nào đó. Làm thế nào tôi có thể trốn thoát khỏi nơi này mà vẫn khoẻ, vẫn sống, ngay hôm nay?"

Có lời nói rằng bạn cứ xin thì sẽ được . Và không hiểu vì sao hôm ấy anh đã nhận được câu trả lời.Có thể vì anh hỏi quá sức mãnh liệt, có thể là vì anh đã ý thức rõ "bây giờ chính là thời điểm". Cũng có thể là vì anh liên tục tập trung vào một tiêu điểm là câu trả lời cho câu hỏi của mình. Bất luận lý do gì, sức mạnh vĩ đại của tâm trí và tinh thần đã thức tỉnh nơi người đàn ông này.Câu trả lời đã đến với anh từ một nguồn gốc lạ thường: mùi lợm giọng của xác người đã thối rữa. Ở đó chỉ cách vài bước cách chỗ anh lao động, anh thấy một đống xác người đã bị xúc lên thùng xe tải - đàn ông , đàn bà , trẻ em, tất cả đã bị hít khí ngạt. Những chiếc răng vàng của họ đã bị gỡ ra, mọi đồ trang sức quí báu mà họ có, thậm trí quần áo họ mang trên người, đều bị lột sạch. Lúc đó thay vì hỏi, "Làm sao quân Đức quốc xã có thể ghê tởm, mất nhân tính đến thế? Làm sao thượng đế có thể làm một điều tàn ác đến thế? Tại sao thượng đế lại để chuyện này xảy đến với tôi?" Stanislavsky Lech đã hỏi một câu hoàn toàn khác. Anh hỏi "Làm cách nào tôi có thể sử dụng điều này để trốn thoát?" Và ngay lập tức anh đã có câu trả lời.
Hoàng hôn đang sửa soạn kết thúc một ngày lao động, Lech chạy lại nấp sau chiếc xe tải. Chỉ trong nháy mắt anh đã lột bỏ hết quần áo và lẻn mình trần truồng vào đống xác chết mà không ai để ý. Anh giả bộ như đã chết, không một chút cử động cựa quật dù có lúc anh gần ngộp thở vì một số xác chết khác tiếp tục được đè lên người anh.
Mùi hôi thối của thịt người rữa, những cái xác chết cứng đơ bao bọc anh tứ phía. Anh chờ đợi và chờ đợi, hi vọng không một ai để ý đến một người vẫn còn sống giữa đám xác chết này và hi vọng sớm muộn chiếc xe tải cũng sẽ chạy đi.
Cuối cùng, anh nghe tiếng động cơ xe tải nổ. Anh cảm thấy chiếc xe rung lên. Và đúng lúc ấy anh cảm nghiệm được mối hy vọng của mình khi đang nằm im giữa đống xác chết. Rốt cuộc anh thấy xe dừng lại và rồi nó chút toàn bộ những thây ma xuống một chiếc hố rộng mênh mông bên ngoài trại. Lech cứ ở yên đó hàng giờ cho tới khi màn đêm buông xuống. Sau cùng anh ta cảm thấy chắc chắn không có ai ở đó, anh rúc ra khỏi núi thây người và chạy trần truồng suốt 25 dặm cho tới khi tìm được tự do.
Giữa Stanislavsky Lech và biết bao nhiêu người phải bỏ mạng ở trại tập trung, khác biệt ở chỗ nào? Tất nhiên có nhiều yếu tố nhưng một sự khác biệt quyết định chính là anh đã đặt một câu hỏi khác với những người kia. Anh đã hỏi một cách dai dẳng, hỏi và mong chờ có câu trả lời và trong tâm trí anh đã nảy sinh một giải pháp cứu sống anh. Những câu hỏi anh tự đặt ra hôm ấy ở Krakow đã khiến anh làm những quyết định chớp nhoáng ảnh hưởng trực tiếp tới số phận của anh. Nhưng trước khi anh nhận được câu trả lời, trước khi anh làm quyết định và trước khi có những hành động ấy, anh đã phải hỏi mình những câu hỏi đúng.

Tôi muốn nói cho bạn điều này, người ta khác nhau là ở sự khác biệt trong những câu hỏi mà người ta nêu ra một cách nhất quán. Khi người ta chán nản, lý do thường là vì họ cứ lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi tiêu cực như, "Có ích gì? Cố gắng làm gì, rốt cuộc cũng chẳng thay đổi được gì. Trời sao lại là tôi cơ chứ?".
Nếu bạn hỏi một câu hỏi khủng khiếp, bạn sẽ nhận được câu trả lời khủng khiếp. Bộ não của bạn luôn sẵn sàng phục vụ bạn, nên bất kỳ bạn đưa ra một câu hỏi nào, nó chắc chắn sẽ có một câu trả lời.



Vì thế nếu bạn hỏi, "Tại sao tôi không bao giờ thành công?" nó sẽ cho bạn câu trả lời đại khái như sau "Vì bạn ngốc nghếch lắm", hay vì bạn không đáng để làm điều gì đến nơi đến chốn".
Tôi cho bạn một ví dụ về những câu hỏi thông minh, đó là truyện về anh bạn W. Mitchell yêu quí của tôi. Bạn nghĩ làm sao anh ta có thể sống nổi với hai phần ba thân thể đã bị cháy mà vẫn còn cảm thấy yêu đời? ... Sau vụ tai nạn máy bay , khi nằm trong bệnh viện và bị liệt từ chân trở xuống, anh đã gặp một phụ nữ thật hấp dẫn, một y tá tên là Annie. Mặt anh đã cháy đen hoàn toàn, thân thể liệt từ hông trở xuống , thế mà anh đã có cam đảm hỏi : "Tôi có cách nào làm quen với cô ấy không"? Các bạn anh trả lời, "Mày điên rồi, mày đang tự lừa dối mình". Nhưng một năm rưỡi sau , anh và Annie đã thân quen nhau và nay hai người đã trở thành vợ chồng. Đó là kết quả của những câu hỏi mãnh liệt : chúng đem lại cho chúng ta một nguồn năng lực không gì có thể thay thế : những câu trả lời và những giải pháp!"

"Điều quan trọng là đừng bao giờ ngưng đặt câu hỏi. Sự tò mò có tính hiện hữu của nó. Ta không thể nào không kinh ngạc khi chiêm ngắm những bí nhiệm của sự vĩnh cửu, của sự sống , của cơ cấu lạ lùng của ta thực tại. Chỉ cần người ta lãnh hội một chút bí nhiệm này mỗi ngày thôi đã đủ. Đừng bao giờ để mất sự tò mò lành thánh" - Albert Einstein.


Anthony Robbins

0 comments to "Giá trị những câu hỏi"

Leave a comment