Trạng thái tâm lý và cách truyền đạt khi giao tiếp với bạn bè chắc chắn khác với nhân viên hay với khách hàng. Có một thực tế là nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp, bạn phải biết cách phối hợp và giao tiếp hiệu quả với mọi người, từ nhân viên cho đến các đối tác và cả các khách hàng của bạn.
Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ thì có lẽ bạn lại càng phải phản ứng nhanh hơn với những đối tượng trên vì môi trường giao tiếp của bạn khá hẹp, do đó bạn sẽ phải nhanh chóng chuyển từ trạng thái giao tiếp này sang trạng thái giao tiếp khác. Bạn biết rằng, cách bạn truyền đạt với nhân viên của mình sẽ rất khác với cách mà bạn đưa ra cũng những điều ấy nhưng đối tượng lại là các đối tác kinh doanh hay khách hàng của bạn.
Tất cả chúng ta đều biết có những lúc ngôn ngữ bất lực và khi đó cuộc đối thoại buộc phải dừng lại. Điều này có thể tạo ra những trạng thái cảm xúc rất xấu như cáu kỉnh, giận dữ hay chán nản và làm cho người ta muốn trút bỏ chúng lên một ai khác. Tuy nhiên thay vì chia sẻ để làm cho mọi chuyện khá lên chúng ta lại trút hết những bực bội lên người khác và vô tình đã làm hỏng mối quan hệ của mình với những người đó. Vậy làm thế nào để có thể kiểm soát được cảm xúc của mình ở nơi làm việc?
1. Phương thuốc tốt nhất là phải luôn quan tâm đến bản thân, nhất là những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình. Thực tế cho thấy nếu những ai quan tâm đến nhu cầu tâm lý và cảm xúc của mình sẽ có xu hướng thích nghi tốt hơn với những cảm xúc tiêu cực phát sinh nơi làm việc. Vì thế bạn hãy luôn giữ cho mình một thể trạng tâm lý tốt, ngủ điều độ, ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên.
2. Hãy cố gắng tìm hiểu xem khi nào thì bạn cảm thấy giận dữ và bực bội. Đôi khi bạn gần như mất hết cả kiểm soát và không hiểu tại sao mình lại làm thế. Vậy hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và những thời điểm của sự giận dữ đó.
3. Dành 10 phút để đi bộ. Mỗi khi cảm thấy cần phải trút bỏ bực bội lên ai đó hãy ra khỏi chỗ làm và đi bộ trong khoảng 10 phút, điều này sẽ làm bạn thanh thản đầu óc và dịu lại mọi khó chịu trong người.
4. Nếu cần phải nói ra điều gì, hãy nói với những người có thể giải quyết vấn đề giúp bạn, hoặc những đồng nghiệp tin cậy. Hành động chia sẻ này có thể làm giảm bớt những bực bội và khiến bạn bình tâm lại, nhất là khi những người đó có thể ủng hộ hay giúp bạn.
5. Hãy hỏi bản thân xem bạn e sợ điều gì vì nhiều khi trạng thái giận dữ và bực bội xuất phát từ sự xuất hiện của những thứ làm bạn khó chịu. Bằng cách trực tiếp đối diện với những nỗi sợ hãi, bạn có thể tìm cách nhất thời vượt qua chúng.
6. Hãy viết ra những điều mà bạn không muốn. Trong danh sách đó hãy viết những hoàn cảnh mà bạn không muốn mình lâm vào. Một khi đã viết ra được bạn sẽ cảm thấy những điều đó rất rõ ràng và sẽ sẵn sàng để đưa ra những giải pháp cụ thể để đối phó với chúng.
7. Hãy thư giãn. Đôi khi chỉ cần lãn ra khỏi những vấn đề đau đầu của bạn một chút là đủ để bạn bình tâm lại. Những lúc đó thử thay đổi một chút bằng việc chơi game hay làm những gì không phải suy nghĩ nhiều. Tập chung vào việc khác đôi khi cũng giúp bạn thay đổi thái độ hiện tại.
8. Trong cuốn sách “Phá vỡ các khuôn phép” của mình, Kurt Wright đã đưa ra lời khuyên sau: Hãy đặt câu hỏi: Cái gì sẽ có tác dụng trong tình huống này? - theo việc kiểm soát cảm xúc sẽ có hiệu quả hơn nhiều nếu bạn bắt đầu vấn đề với việc tìm xem điều gì sẽ có tác dụng trong trường hợp đó thay vì tìm hiểu vấn đề là gì. Nhiều khi những thất bại trong giao tiếp có khi lại cho bạn một sáng kiến về một hệ thống mới phù hợp hơn trong công ty của bạn.
9. Hãy hành động. Đôi khi một khâu nào đó trong quy trình công việc của bạn không hoạt động có khi lại mang một ý nghĩa là tất cả những phần khác đã sẵn sàng chỉ cần bạn thêm vào đó một chút năng lượng để kích thích cho hệ thống vận hành chứ đừng mất công bực bội hay chán nản.
10. Hãy đưa ra những yêu cầu dứt khoát. Nếu bạn muốn có sự khác biệt hãy khởi động quá trình ngay. Tiếp xúc với những người quan trọng trong hệ thống của bạn, cho họ biết bạn muốn những gì đối với hệ thống của mình. Đôi khi bạn chỉ cần đưa ra những mong muốn của mình bằng những yêu cầu thích hợp cũng đủ làm cho mọi việc tiến triển tốt đẹp.
Sử dụng những lời khuyên này thường xuyên sẽ giúp bạn cân bằng và hạnh phúc hơn khi công việc của bạn ngày càng tiến triển. Hãy thử và chờ xem kết quả.
Sưu tầm
0 comments to "10 cách đối mặt với những tiêu cực nơi làm việc"