Giáng sinh, với những tín đồ đạo Thiên Chúa, là ngày lễ lớn trong năm, ngày của sum vầy, của đoàn tụ, của những lời chúc tụng, của những ánh đèn xanh đỏ tím vàng, của cuộc sống muôn màu sắc…
Giáng sinh, với những ngày nghỉ lễ, tiếng cười giòn tan trong những kế hoạch mới.
Còn ở một nơi nào đó, có cậu bé nhỏ không mong chờ ngày giáng sinh.
Bởi có thể đó là ngày giáng sinh cậu phải lìa xa thế giới này mãi mãi…
Bởi tử thần sắp đưa cậu về với chốn bao la của vũ trụ, cái nơi con người không thể đặt chân đến….Một nơi rất xa…
Cậu bé ấy là một sinh viên K35-trường đại học Kinh tế TPHCM, là một chàng trai cứng rắn và cương nghị, một cậu bé dũng cảm và tràn đầy sức sống, dám vượt lên chính bản thân mình, chính nỗi đau, chính bệnh tật của mình để khẳng định một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; khẳng định một sức trẻ kinh tế sống hết mình, cho đến tận giây phút cuối đời không gục ngã như chính tên em, cái tên Phạm Duy Tùng vậy.
Em sinh ra trong một gia đình nghèo ở mãi tận Tiền Giang, là con trai lớn trong nhà, hơn 12 năm học hành dưới sự chăm sóc tận tình của ba mẹ. Tùng vẫn nuôi trong mình một hi vọng, một ngày nào đó, trên thảm đỏ thành công sẽ có cái tên Phạm Duy Tùng được xướng lên một cách thật trang trọng, em sẽ dùng sức mình để giúp ba mẹ thoát khỏi cái cảnh nghèo hèn, cơ cực, bõ công bao nhiêu năm lăn lộn nuôi con ăn học, khổ sở hơn nửa cuộc đời. Nhưng, sự đời, mấy ai ngờ được!
Năm 12 căn bệnh ung thư xương của em bắt đầu tỏ ra những dấu hiệu đáng lo ngại. Bác sĩ rất tin tưởng vào em nên đã cho em biết bệnh tình thật sự của mình. Mặc dù rất sốc trước cái tin sét đánh ngang tai, nhưng với nghị lực kiên cường của mình, em vẫn tha thiết xin được đến lớp và hoàn tất chương trình học khi đang điều trị bệnh.
Niềm vui đã mỉm cười với em khi em hay tin mình đậu vào trường đại học Kinh tế TPHCM. Lúc này, bệnh của em ngày càng có những triệu chứng xấu. Đau đớn nhiều nhưng ước mơ được ngồi giảng đường, nghe thầy cô giảng bài, được làm một sinh viên là động lực lớn cho em vượt qua những nỗi đau, những niềm sợ hãi tột cùng, thay vào đó, nhen nhóm trong em những niềm vui lớn….
Việc đến trường với đôi chân ngày càng sưng to bằng xe máy vốn đã rất khó khăn, để được đi học mỗi ngày, mẹ phải đưa em đến trường bằng taxi, bằng những giọt mồ hôi, bằng những giọt nước mắt mặn chát của người phụ nữ mang nhiều gió sương, cực nhọc. Bệnh ngày càng xấu đi, chỉ một cử động mạnh cũng làm cho bệnh của em tệ hơn.
Em đã không hề nói cho các bạn cùng học biết, một phần vì đều là sinh viên năm nhất, ai cũng dè dặt, chưa có những người bạn thân, lớp học với nhau chưa bao lâu, còn chưa kịp biết tên nhau, nhiều điều chưa dám chia sẻ…
Tình cờ gặp bạn Hương Sơn, bí thư lớp 38, chung giảng đường em Tùng, khi được hỏi về Tùng, Sơn chia sẻ: “Em cũng bất ngờ lắm chị, lúc đầu thấy bạn ấy đến lớp với cái chân sưng to chúng em cũng chỉ tưởng bạn ấy bị bệnh gì thôi, lớp mới, chưa quen nhau, cũng không nói chuyện nhiều, chúng em không ai biết gì về câu chuyện bạn ấy. Hôm bạn ấy nói rằng chẳng còn sống được bao lâu nữa, mắt em nhòa đi, mấy bạn trong lớp cũng vậy, có ai ngờ được, ranh giới giữa cái sống cái chết nó lại mong manh vậy đâu chị ơi!”
Mong manh quá cuộc đời ơi!
Ngày bác sĩ thông báo Tùng phải tháo khớp thì mới mong có thêm cơ hội, mẹ em đã ngất lịm đi. Bà ấy đâu ngờ, cuộc đời lại phũ phàng với đứa con trai bé nhỏ của bà đến thế. Khổ đau đã nhiều, đắng cay đã lắm, thế nhưng có nỗi đau nào hơn thế…Và cậu bé ấy, đã quyết định cuộc đời ngắn ngủi của mình bằng cách chối bỏ cơ hội sống nhiều hơn. Vì mẹ, vì ba, vì đứa em nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học…cậu bé chọn cách hi sinh mình…Nỗi sợ, nỗi đau bị đè bẹp bởi tình yêu gia đình tha thiết, cái khát vọng sống, cái khát khao được tồn tại ấy em giấu cho riêng mình….nơi một góc nào đó của trái tim không yên bình, nơi có bão giông và những cơn gió trở mình, cựa quậy.
Các bạn trong lớp, những ngày này còn bận rộn với kì thi đầu tiên trong đời đại học, còn em xót xa nằm trong bệnh viện, những ngày cuối đông, Sài Gòn đã ươm chút gió, chút mưa, len vào trong không khí ngày Chúa ra đời một chút lành lạnh của ngày đông. Ngày giao mùa, có chàng trai ngồi bên ô cửa nhỏ căn phòng đầy màu trắng, nhìn cái nhộn nhịp của Sài Gòn hoa lệ, nhìn về một khoảng trời xa xôi, nhìn về những ước mơ nhỏ nhoi, suốt hơn 18 năm sống mà chưa một lần thực hiện. Tiếc nuối, ghen tị, những cung bậc cảm xúc rất thật của một cậu bé mới lớn. Ước mơ được đến trường, được bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. Ước mơ tưởng chừng như thật giản dị, nhưng sao với Tùng khó khăn quá!
Cuộc sống vốn không công bằng, hạnh phúc đôi khi mỏng manh như một sợi chỉ nhỏ, khẽ chạm vào là tất cả biến mất. Có ai đó đang hờn dỗi khi ba mẹ bắt về nhà ăn cơm mỗi tối, có ai đó vẫn hay cúp cua, nghỉ tiết chạy ra bàn bida chọc vài lỗ, có ai đó đang sống mà không biết tận hưởng, than rằng đời khổ sở, có ai đó đang muốn chối bỏ cuộc đời…cũng có ai đó muốn ăn một bữa cơm cà thật giản dị với những tiếng cười của gia đình, muốn được thêm một lần lên lớp nghe giảng, chép bài, như một cậu sinh viên thực thụ, được đi thi, được hồi hộp chờ đến lượt làm bài, hồi hộp chờ đợi xem mình có bị thi lại hay không cũng không có….Mong muốn tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại, cuộc đời còn quá nhiều thứ mới lạ, còn….Sao không cho ai đó một cơ hội?
Khi được hỏi lớp có kế hoạch riêng gì cho bạn Tùng hay không, Sơn thật thà “Chúng em thực sự không biết làm gì cho bạn ấy, chỉ biết gửi đến bạn những lời cầu chúc an lành đến bạn, gửi đến bạn niềm tin mãnh liệt của tụi em vào bạn ấy. Chúc bạn ấy những điều may mắn nhất, chúng em luôn sát cánh bên bạn ấy…như những người bạn thật sự.”
Nhìn khuôn mặt tinh anh, nhanh nhẹn với cặp kính cận nhỏ, ở đâu đó nơi cậu sinh viên ấy là một tinh thần quật cường, văng vẳng đâu đó một giọng nói chắc nịch vang lên bên cạnh tiếng chuông nhà thờ thành phố điểm. Chúa sắp chào đời, một cuộc sống mới sắp bắt đầu, người ta vẫn bảo “Kết thúc là một sự khởi đầu mới”, xin chúc cho em luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết ấy trong bản thân mình, chia nhỏ cho thế hệ thanh niên thời đại này một chút dũng khí, một chút nghị lực, một chút can đảm của em. Trước cuộc đời này, những đứa trẻ may mắn như các chị cũng không đủ sức để vượt qua tất cả, không đủ sức để làm được những điều em đã làm….Giá như cuộc đời cho ta một điều ước em nhỉ…
“Án tử đã tuyên cho mình rồi sao? Không tháo khớp sẽ chết, mà tháo khớp cũng chưa chắc sống được, mình quyết định thế nào đây?”. Tôi quyết định sẽ không tháo khớp dù biết nếu làm vậy mình chỉ còn sống được hai tháng. Tôi đã nhủ lòng: “Còn bao nhiêu sức lực, mình cũng sẽ chiến đấu đến cùng với căn bệnh này” ( theo Tiếp thị gia đình)
Giáng sinh, với những ngày nghỉ lễ, tiếng cười giòn tan trong những kế hoạch mới.
Còn ở một nơi nào đó, có cậu bé nhỏ không mong chờ ngày giáng sinh.
Bởi có thể đó là ngày giáng sinh cậu phải lìa xa thế giới này mãi mãi…
Bởi tử thần sắp đưa cậu về với chốn bao la của vũ trụ, cái nơi con người không thể đặt chân đến….Một nơi rất xa…
Cậu bé ấy là một sinh viên K35-trường đại học Kinh tế TPHCM, là một chàng trai cứng rắn và cương nghị, một cậu bé dũng cảm và tràn đầy sức sống, dám vượt lên chính bản thân mình, chính nỗi đau, chính bệnh tật của mình để khẳng định một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; khẳng định một sức trẻ kinh tế sống hết mình, cho đến tận giây phút cuối đời không gục ngã như chính tên em, cái tên Phạm Duy Tùng vậy.
Em sinh ra trong một gia đình nghèo ở mãi tận Tiền Giang, là con trai lớn trong nhà, hơn 12 năm học hành dưới sự chăm sóc tận tình của ba mẹ. Tùng vẫn nuôi trong mình một hi vọng, một ngày nào đó, trên thảm đỏ thành công sẽ có cái tên Phạm Duy Tùng được xướng lên một cách thật trang trọng, em sẽ dùng sức mình để giúp ba mẹ thoát khỏi cái cảnh nghèo hèn, cơ cực, bõ công bao nhiêu năm lăn lộn nuôi con ăn học, khổ sở hơn nửa cuộc đời. Nhưng, sự đời, mấy ai ngờ được!
Năm 12 căn bệnh ung thư xương của em bắt đầu tỏ ra những dấu hiệu đáng lo ngại. Bác sĩ rất tin tưởng vào em nên đã cho em biết bệnh tình thật sự của mình. Mặc dù rất sốc trước cái tin sét đánh ngang tai, nhưng với nghị lực kiên cường của mình, em vẫn tha thiết xin được đến lớp và hoàn tất chương trình học khi đang điều trị bệnh.
Niềm vui đã mỉm cười với em khi em hay tin mình đậu vào trường đại học Kinh tế TPHCM. Lúc này, bệnh của em ngày càng có những triệu chứng xấu. Đau đớn nhiều nhưng ước mơ được ngồi giảng đường, nghe thầy cô giảng bài, được làm một sinh viên là động lực lớn cho em vượt qua những nỗi đau, những niềm sợ hãi tột cùng, thay vào đó, nhen nhóm trong em những niềm vui lớn….
Việc đến trường với đôi chân ngày càng sưng to bằng xe máy vốn đã rất khó khăn, để được đi học mỗi ngày, mẹ phải đưa em đến trường bằng taxi, bằng những giọt mồ hôi, bằng những giọt nước mắt mặn chát của người phụ nữ mang nhiều gió sương, cực nhọc. Bệnh ngày càng xấu đi, chỉ một cử động mạnh cũng làm cho bệnh của em tệ hơn.
Em đã không hề nói cho các bạn cùng học biết, một phần vì đều là sinh viên năm nhất, ai cũng dè dặt, chưa có những người bạn thân, lớp học với nhau chưa bao lâu, còn chưa kịp biết tên nhau, nhiều điều chưa dám chia sẻ…
Tình cờ gặp bạn Hương Sơn, bí thư lớp 38, chung giảng đường em Tùng, khi được hỏi về Tùng, Sơn chia sẻ: “Em cũng bất ngờ lắm chị, lúc đầu thấy bạn ấy đến lớp với cái chân sưng to chúng em cũng chỉ tưởng bạn ấy bị bệnh gì thôi, lớp mới, chưa quen nhau, cũng không nói chuyện nhiều, chúng em không ai biết gì về câu chuyện bạn ấy. Hôm bạn ấy nói rằng chẳng còn sống được bao lâu nữa, mắt em nhòa đi, mấy bạn trong lớp cũng vậy, có ai ngờ được, ranh giới giữa cái sống cái chết nó lại mong manh vậy đâu chị ơi!”
Mong manh quá cuộc đời ơi!
Ngày bác sĩ thông báo Tùng phải tháo khớp thì mới mong có thêm cơ hội, mẹ em đã ngất lịm đi. Bà ấy đâu ngờ, cuộc đời lại phũ phàng với đứa con trai bé nhỏ của bà đến thế. Khổ đau đã nhiều, đắng cay đã lắm, thế nhưng có nỗi đau nào hơn thế…Và cậu bé ấy, đã quyết định cuộc đời ngắn ngủi của mình bằng cách chối bỏ cơ hội sống nhiều hơn. Vì mẹ, vì ba, vì đứa em nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học…cậu bé chọn cách hi sinh mình…Nỗi sợ, nỗi đau bị đè bẹp bởi tình yêu gia đình tha thiết, cái khát vọng sống, cái khát khao được tồn tại ấy em giấu cho riêng mình….nơi một góc nào đó của trái tim không yên bình, nơi có bão giông và những cơn gió trở mình, cựa quậy.
Các bạn trong lớp, những ngày này còn bận rộn với kì thi đầu tiên trong đời đại học, còn em xót xa nằm trong bệnh viện, những ngày cuối đông, Sài Gòn đã ươm chút gió, chút mưa, len vào trong không khí ngày Chúa ra đời một chút lành lạnh của ngày đông. Ngày giao mùa, có chàng trai ngồi bên ô cửa nhỏ căn phòng đầy màu trắng, nhìn cái nhộn nhịp của Sài Gòn hoa lệ, nhìn về một khoảng trời xa xôi, nhìn về những ước mơ nhỏ nhoi, suốt hơn 18 năm sống mà chưa một lần thực hiện. Tiếc nuối, ghen tị, những cung bậc cảm xúc rất thật của một cậu bé mới lớn. Ước mơ được đến trường, được bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. Ước mơ tưởng chừng như thật giản dị, nhưng sao với Tùng khó khăn quá!
Cuộc sống vốn không công bằng, hạnh phúc đôi khi mỏng manh như một sợi chỉ nhỏ, khẽ chạm vào là tất cả biến mất. Có ai đó đang hờn dỗi khi ba mẹ bắt về nhà ăn cơm mỗi tối, có ai đó vẫn hay cúp cua, nghỉ tiết chạy ra bàn bida chọc vài lỗ, có ai đó đang sống mà không biết tận hưởng, than rằng đời khổ sở, có ai đó đang muốn chối bỏ cuộc đời…cũng có ai đó muốn ăn một bữa cơm cà thật giản dị với những tiếng cười của gia đình, muốn được thêm một lần lên lớp nghe giảng, chép bài, như một cậu sinh viên thực thụ, được đi thi, được hồi hộp chờ đến lượt làm bài, hồi hộp chờ đợi xem mình có bị thi lại hay không cũng không có….Mong muốn tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại, cuộc đời còn quá nhiều thứ mới lạ, còn….Sao không cho ai đó một cơ hội?
Khi được hỏi lớp có kế hoạch riêng gì cho bạn Tùng hay không, Sơn thật thà “Chúng em thực sự không biết làm gì cho bạn ấy, chỉ biết gửi đến bạn những lời cầu chúc an lành đến bạn, gửi đến bạn niềm tin mãnh liệt của tụi em vào bạn ấy. Chúc bạn ấy những điều may mắn nhất, chúng em luôn sát cánh bên bạn ấy…như những người bạn thật sự.”
Nhìn khuôn mặt tinh anh, nhanh nhẹn với cặp kính cận nhỏ, ở đâu đó nơi cậu sinh viên ấy là một tinh thần quật cường, văng vẳng đâu đó một giọng nói chắc nịch vang lên bên cạnh tiếng chuông nhà thờ thành phố điểm. Chúa sắp chào đời, một cuộc sống mới sắp bắt đầu, người ta vẫn bảo “Kết thúc là một sự khởi đầu mới”, xin chúc cho em luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết ấy trong bản thân mình, chia nhỏ cho thế hệ thanh niên thời đại này một chút dũng khí, một chút nghị lực, một chút can đảm của em. Trước cuộc đời này, những đứa trẻ may mắn như các chị cũng không đủ sức để vượt qua tất cả, không đủ sức để làm được những điều em đã làm….Giá như cuộc đời cho ta một điều ước em nhỉ…
“Án tử đã tuyên cho mình rồi sao? Không tháo khớp sẽ chết, mà tháo khớp cũng chưa chắc sống được, mình quyết định thế nào đây?”. Tôi quyết định sẽ không tháo khớp dù biết nếu làm vậy mình chỉ còn sống được hai tháng. Tôi đã nhủ lòng: “Còn bao nhiêu sức lực, mình cũng sẽ chiến đấu đến cùng với căn bệnh này” ( theo Tiếp thị gia đình)
Hương Giang
0 comments to "Giáng sinh cuối cùng"