Cứ khi nào nền kinh tế thế giới “lao đao” thì kinh tế Việt Nam dường như cũng “hắt hơi sổ mũi”, tình cảnh chung như vậy có lẽ không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại. Với mong muốn tổ chức những Hội thảo khoa học mang tính thời sự cho sinh viên yêu thích nghiên cứu, ngày 11/11 vừa qua Câu lạc bộ Nghiên Cứu Kinh Tế Trẻ - YoRE đã tổ chức hội thảo “Thị trường Bất Động sản Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu” lúc 8 giờ sáng tại hội trường B322 nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên quan tâm tới vấn đề nóng bỏng.
Không quá đi sâu phân tích và nghiên cứu, hội thảo như một buổi đánh giá tổng quan nhất về các nguyên nhân, lý do, vai trò của thị truờng Bất Động Sản (TTBĐS) trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hệ lụy của khủng hoảng tới BĐS tại Việt Nam . Phần lớn các ý kiến được nêu ra đều hết sức lạc quan với suy nghĩ cho rằng Việt Nam sẽ không bị ảnh huởng quá lớn bởi khủng hoảng tài chính thế giới. Xem xét từ phía Việt Nam có thể thấy phần nào hợp lý. Có nhiều tranh cãi xung quanh việc chững lại của TTBĐS VIệt Nam hiện tại. Bởi theo những con số thống kê mà Thạc Sỹ : Trương Quang Hùng – Trưởng bộ môn Kinh tế học và Bất động sản – khoa Kinh Tế Phát Triển đưa ra thì tới quý II/2008 lượng vốn FDI đầu tư vào BĐS vẫn rất lớn và chưa hề có xu huớng dừng lại. Nguyên nhân chính nêu ra trong phần giải đáp thắc mắc được các bạn tham dự đồng tình nhất là do Chính phủ kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên nguồn vốn cho vay dành cho BĐS bị giảm đáng kể.
Không tiếp cận vấn đề ở tầm vĩ mô, anh Huỳnh Thanh Điền - trợ lý Tổng giám đốc Công ty 28 đưa ra một cách nhìn vấn đề mới mẻ từ phía các doanh nghiệp. Là một nguời đang công tác trong doanh nghiệp chuyên Thẩm định các Dự án, anh cho rằng TTBĐS Việt Nam bị chững lại phần lớn là do các nhà đầu tư không chuyên. Bởi theo đúng nghĩa BĐS, khi đầu tư thường khó quay vòng vốn điều này đồng nghĩa với vốn sẽ phải đầu tư lâu dài. Thực tế ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại, những nhà đầu tư suy nghĩ giản đơn, thị truờng còn ở mức sơ cấp chỉ là mua đi bán lại nên lại có suy nghĩ hoàn toàn đối nghịch rằng dễ dàng rút vốn và kiếm lời khi kinh doanh BĐS. Đây chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà đầu tư vay vốn ngân hàng. Và hệ lụy ai cũng có thể thấy, khi các ngân hàng hạn chế cho vay hay kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay với các nhà đầu tư BĐS thì thị trường lập tức bị chậm lại. Nhà đầu tư đầu tư bằng tiền đi vay chứ không phải tiền tự thân có. Đây là mối nguy hiểm không chỉ với bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới cả một thị trường trong nước.
Trao đổi thêm về vấn đề cung – cầu trong TTBĐS cũng có vô số ý kiến trái ngược nhưng nhìn nhận khách quan nhất thì đánh giá việc cầu cao hơn cung làm cho mức giá nhà, đất tăng cao là cách hiểu của số đông người tham dự hội thảo. Đặt ngược vấn đề, tại sao bây giờ khi TTBĐS đang “chững lại” ở hiện tại và “đóng băng” như thời gian đã qua thì giá đất vẫn không hề giảm? Mỗi cơn đóng băng đi qua, giá lại cao hơn trước và nếu có giảm thì cũng là sự giảm ở mức cao hơn mặt bằng chung thế giới.. Sự đánh giá tổng quan của thầy Hùng cùng với nhìn nhận vấn đề của anh Điền phần nào cung cấp cho các bạn kiến thức cần thiết về cuộc khủng hoảng cũng như TTBĐS Việt Nam. Thay mặt những người trong BTC chương trình, chân thành cảm ơn thầy và anh cùng các bạn tham dự buổi hội thảo. Hẹn gặp lại các bạn trong những hội thảo tiếp theo mang đậm chất khoa học, thời sự và không kém phần thú vị của YoRE.
Không quá đi sâu phân tích và nghiên cứu, hội thảo như một buổi đánh giá tổng quan nhất về các nguyên nhân, lý do, vai trò của thị truờng Bất Động Sản (TTBĐS) trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hệ lụy của khủng hoảng tới BĐS tại Việt Nam . Phần lớn các ý kiến được nêu ra đều hết sức lạc quan với suy nghĩ cho rằng Việt Nam sẽ không bị ảnh huởng quá lớn bởi khủng hoảng tài chính thế giới. Xem xét từ phía Việt Nam có thể thấy phần nào hợp lý. Có nhiều tranh cãi xung quanh việc chững lại của TTBĐS VIệt Nam hiện tại. Bởi theo những con số thống kê mà Thạc Sỹ : Trương Quang Hùng – Trưởng bộ môn Kinh tế học và Bất động sản – khoa Kinh Tế Phát Triển đưa ra thì tới quý II/2008 lượng vốn FDI đầu tư vào BĐS vẫn rất lớn và chưa hề có xu huớng dừng lại. Nguyên nhân chính nêu ra trong phần giải đáp thắc mắc được các bạn tham dự đồng tình nhất là do Chính phủ kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên nguồn vốn cho vay dành cho BĐS bị giảm đáng kể.
Không tiếp cận vấn đề ở tầm vĩ mô, anh Huỳnh Thanh Điền - trợ lý Tổng giám đốc Công ty 28 đưa ra một cách nhìn vấn đề mới mẻ từ phía các doanh nghiệp. Là một nguời đang công tác trong doanh nghiệp chuyên Thẩm định các Dự án, anh cho rằng TTBĐS Việt Nam bị chững lại phần lớn là do các nhà đầu tư không chuyên. Bởi theo đúng nghĩa BĐS, khi đầu tư thường khó quay vòng vốn điều này đồng nghĩa với vốn sẽ phải đầu tư lâu dài. Thực tế ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại, những nhà đầu tư suy nghĩ giản đơn, thị truờng còn ở mức sơ cấp chỉ là mua đi bán lại nên lại có suy nghĩ hoàn toàn đối nghịch rằng dễ dàng rút vốn và kiếm lời khi kinh doanh BĐS. Đây chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà đầu tư vay vốn ngân hàng. Và hệ lụy ai cũng có thể thấy, khi các ngân hàng hạn chế cho vay hay kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay với các nhà đầu tư BĐS thì thị trường lập tức bị chậm lại. Nhà đầu tư đầu tư bằng tiền đi vay chứ không phải tiền tự thân có. Đây là mối nguy hiểm không chỉ với bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới cả một thị trường trong nước.
Trao đổi thêm về vấn đề cung – cầu trong TTBĐS cũng có vô số ý kiến trái ngược nhưng nhìn nhận khách quan nhất thì đánh giá việc cầu cao hơn cung làm cho mức giá nhà, đất tăng cao là cách hiểu của số đông người tham dự hội thảo. Đặt ngược vấn đề, tại sao bây giờ khi TTBĐS đang “chững lại” ở hiện tại và “đóng băng” như thời gian đã qua thì giá đất vẫn không hề giảm? Mỗi cơn đóng băng đi qua, giá lại cao hơn trước và nếu có giảm thì cũng là sự giảm ở mức cao hơn mặt bằng chung thế giới.. Sự đánh giá tổng quan của thầy Hùng cùng với nhìn nhận vấn đề của anh Điền phần nào cung cấp cho các bạn kiến thức cần thiết về cuộc khủng hoảng cũng như TTBĐS Việt Nam. Thay mặt những người trong BTC chương trình, chân thành cảm ơn thầy và anh cùng các bạn tham dự buổi hội thảo. Hẹn gặp lại các bạn trong những hội thảo tiếp theo mang đậm chất khoa học, thời sự và không kém phần thú vị của YoRE.
Nguyễn Minh Trang – namluatkt@yahoo.com
0 comments to "Thị trường Bất Động sản Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu"