Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , � Thầy ơi!

Thầy ơi!


BÀI VIẾT ĐẠT GIẢI NHÌ
CUỘC THI VIẾT ONLINE 20/11 LẦN 3 NĂM 2009
THẦY ƠI!!

Trường ngày ấy mái lá, nhà tranh, cái bàn chẳng ra cái bàn chỉ là tấm xi măng đặt trên bốn viên gạch xếp tạm và cái ghế cũng thật ngộ- trường không có ghế- cái ghế chính là cái ghế con thấp tủn mà mỗi đứa học trò cắp đến lớp. Khuôn viên trường thật lạ chỉ có một nhà lá 3 gian gió lồng lộng , oằn mình chịu trận khi bão về. lớp học cũng thật lạ : từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ lớp 1 đến lớp 5 đều ngồi vào một lớp, cùng học i tờ. Giờ lên lớp cũng thật ngộ: sáng, trưa, chiều và cả tối trường mở cho tất cả ai có nhu cầu. Ngôi trường ấy chỉ có một cái không lạ: ngôi trường ấy có một người thầy.

Thầy ngày ấy dáng thư sinh, trắng trẻo luôn mỉm cười dù trở về từ chiến trường ác liệt nhất, thầy đem ngôi nhà cha ông đề lại để lập trường, mang cái chữ đến cho bà con. Thầy dạy với tất cả tâm huyết của mình, không toan tính, vụ lợi. Thầy yêu bà con như yêu chính gia đình mình.

Trường bây giờ ngôi trường ba tầng cao vun vút. Sân gạch tường sơn màu vàng, đèn đuốc sáng rực.Ngay chính giữa khuôn viên trường cái ao cá ngày ấy thành đài phun nước với sen súng thi nhau khoe sắc.

Trường ngày ấy đây rồi?

Thầy ngày ấy đâu rồi?
-----------------------
Nó dọ dẫm bước về phía bến sông, con sông buổi tối thật ghê rợn, từng đợt gió thốc vào mặt nó lạnh ngắt, rét run người. Nó phóng tầm mắt nhìn bờ đê dài hun hút tìm kiếm. Có ánh đèn le lói trên mặt sông. Nó cất giọng gọi to:
Đò ………ơi!........đò……..ơi………!

Người lái đò chèo đó tiến về phía nó. Thầy bây giờ đã già đi rất nhiều, mái tóc bạc trắng, thân gầy còm còng đi vì khồ cực duy chỉ có đôi mắt – đôi mắt vẫn rực sáng trong đêm tối. Nó nghẹn lại, bật khóc khi người lái đó tiến cáng gần về phía nó.
- Khuya thế này sao cô không qua sông bằng cầu! đi cầu an toàn hơn ấy! cô cứ đi thẳng tới chỗ có ánh đèn là tới cầu rồi đó.
Nó đứng im hai hàng nước mắt trải dài. Người lái đò nhìn nó giật mình rôi mỉm cười hỏi nhỏ:
- em đấy àh? Sao vẫn hay khóc nhè thế? Lớn rồi mà.

Nó ngồi trên căn nhà của thầy- chiếc thuyền nhỏ nhắn- vẫn lộng gió như ngôi trường ngày ấy. Đồ đạc đơn sơ giản dị cái bi đông nước mòn vẹt màu sơn méo mó đến thật tội, vài ba bộ quần áo ngả màu đã sờn rách và cây gita cũ , vài ba cái nồi, bát đĩa.
-em lớn lên nhìn khác quá! Giọng thầy trầm ấm vang lên làm nó thoát ra khỏi suy tưởng của mình.
- em không nghĩ thầy lại ở đây?

Thầy mỉm cười nhìn nó, sau khi gia đình nó đi thì quê hương dần dần khá lên trở thành một khu công nghiệp nặng rồi thành làng đại học. Ngôi trường cũng dần thay đổi theo. Những đứa học trò ngày nào học thầy giờ đã thành ông to bà lớn. chúng ấp ủ ước mơ xây dựng ngôi trường mới khang trang hơn hiện đại hơn. Chúng nghiễm nhiên xem phần đất ngôi trường cũ là một phần của ngôi trường mới. Ngày khánh thành ngôi trường mới bà con dân làng ai cũng vui mừng, lũ học trò thì khỏi nói, chạy lên chạy xuống cầu thang tíu ta tíu tít nhưng không ai nhận ra rằng thầy đã không còn chỗ để mà nương thân nữa. Cải cách đổi mới, thầy già nên không theo kịp chương trình, thầy rời bỏ khu tập thể cho giáo viên vào thế chổ và ra bến sông này. Nó quặn thắt lòng khi nghe thầy chậm rãi kể lại.nó cứ nghĩ giờ quê hương giàu rồi thì thầy phải làm chủ tịch huyện hay ít ra là hiệu trưởng trường nổi tiếng nào chứ, vậy mà….

-hồi đó khi xưa xây cầu mỗi lần chở lũ học trò qua sông thầy vui lắm, chúng cứ thao thao kể chuyện bài vở làm thầy cũng nguôi ngoai. Bà con thì mỗi lần qua sông cứ gọi “thầy ơi” thôi. Bây giờ cầu xây rồi nên lủ học trò không đi nữa, chủ yếu là người đi chợ sớm bên làng bên thôi.

Nó chưa bao giờ đặt cau hỏi sao trong những lá thư thầy không viết về mình mà cứ hỏi thăm, động viên nó cô gắng học, cố gắng sống.

Thầy bảo nó đừng buồn. Người ta chẳng ví người thầy như người lái đò hay sao?Thầy bay giờ là người lái đò thật sự rồi đó.

Nó nức nở. Sao thầy cứ mãi lạc quan và vị tha thế thầy ơi?
---------------------------
Người bảo vệ hết nhìn nó lại nhìn đến thầy. Anh ta còn rất trẻ, trẻ hơn nó rất nhiều vì nếu bằng hay ít hơn nó vài ba tuổi thì đã biết thầy,ánh nhìn cùa anh ta thật khó coi, kênh kiệu hết sức hắn ta lắc đầu từ chối yêu cầu của nó và thầy. Nó toan dạm bước thì bác bảo vệ già chạy tới, kính cẩn chào thầy và mở cửa.

Thầy chỉ nó cây sấu nơi thầy tìm thấy nó và cả nơi thầy chôn đi hai giọt máu không thành hình của mình. Vợ của thầy không chịu nổi nỗi đau quá lớn và lời nói cay nghiệt của dân làng đã bỏ xứ đi thật xa. Thầy kể ngày ấy đêm nào thầy cũng ra ấy ngồi một mình, và một ngày thầy gặp nó . Nó lúc ấy chỉ có 2 ngày tuổi khóc thét lên khi bị gia đình và họ hàng chôn sống vì nó trót sinh vào ngày tháng không tốt ngày 15/7 âm lịch. Thầy bảo nó mạng lớn vì lúc ấy mẹ bỏ nó vào cái làn đậy nắp lại nên đất không vào được mặt nó. Rồi thầy vượt núi đi suốt đêm để vào bản Nán gửi nó cho Mế Xling- Mế đã cưu mang thầy khi còn là bộ đội.

Nó dọ dẫm sờ lên cây sấu. Cây sấu già đầy vết dao chằng chịt những lời khắc của bọn trẻ khi ra trường. Hồi nó đi thầy có chụp cho nó một bức ảnh bên cạnh cây sấu. Lúc ấy nó nhất quyết không chiu đứng bên cạnh cây sấu mà đòi ôm lấy cây sấu nên chỉ thấy cái mặt nó cười toe thôi. Nó vòng tay ôm cây sấu, gốc nó to lắm rồi, một vòng tay của nó không đủ ôm hết cây sấu vào lòng. Nó nhìn cây sấu như thề tìm kiếm một cái gì đó thân thuộc của mình. Nhìn dáng nó và thầy , một trẻ một già đứng dưới cây sấu không nói gi thật tội. Đau đến xé lòng.
-------------------------
Thầy đồng ý về bản. Nó vui mừng khôn xiết vui đến nỗi nó không thèm chờ đến tối mà sáng đã chạy ngay phụ thầy dọn đồ về bản.

Thầy vẫn thế vẫn nhìn nó lo lắng:

- sao lại ra đây giờ này? Không sợ làng bắt vạ à?

- 14 năm rồi mà thầy. chẳng ai nhớ cón bé đen đủi gầy yếu ngày ấy là em đâu. Với lại em về vì thầy vì Mế thôi.

Thầy về bản. Mọi người xúm lại sửa sang lại nhà của mế. Mế mất đã 14 năm nhưng cột nhà vẫn chắc vẫn tốt chỉ việc lợp lá là có lớp học rồi.lớp học y như ngôi trường ngày ấy, cái gì cũng thật lạ.Trẻ em ở bản Nán vẫn nghèo lắm, vẫn còn nhờ thầy mang cái chữ, cái tình vào bản. Vả lại thầy ở đây cũng yên tâm hơn bến sông lạnh lẽo ấy.Nhìn giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt sạm đen nhưng rực sáng của thầy nó thấy mình bình yên lạ.

Thắp nén nhang lên mộ Mế và chào từ biệt thầy, nó quay về thành phố. Qua bến sông xưa nó nghe văng vẳng tiếng gọi đò của những người đi chợ buổi sáng: đò ơi! Thầy ơi!

Nguyễn Thị Trang
QT06- K32

0 comments to "Thầy ơi!"

Leave a comment