Hội thảo diễn ra vào lúc 8h30 ngày 4/12/2008 tại phòng 103 cơ sở A 59C Nguyễn Đình Chiểu, với sự góp mặt của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, một số giáo viên khoa Tài chính Nhà nước, khoa Kinh tế phát triển, những nhà doanh nghiệp và sự tài trợ của Sacombank Group. Hội thảo xoay quanh vấn đề “làm sao đưa Việt nam ra khỏi tình hình khủng hoảng hiện nay” dựa trên những đề án nghiên cứu khoa học của gần 7 Phó giáo sư, Tiến sĩ và Thạc sĩ, ngoài ra mong muốn tìm ra được những giải pháp ý tưởng cho nền kinh tế Việt Nam, trình lên phó bộ trưởng bộ kinh tế vào ngày 15/12/2008 này.
Mở đầu hội thảo là phát biểu của PGS.TS Trần Hoàng Ngân về hiện tượng lạm phát và đã có nhận định rằng lạm phát đã được kiểm soát và suy giảm thông qua 8 giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ, đưa CPI đạt 22% và năm 2008 đã tăng 6,5%. Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, một trong 8 giải pháp có hiệu quả là “thắt chặt tiền tệ”, đây là loại thuốc có tác dụng mạnh nhất nhưng đồng thời cũng gây ra tác dụng phụ, đó là tình hình kinh tế bắt đầu có hiện tượng suy giảm. Một vài nhận xét về ảnh hưởng nền kinh tế thế giới do Mĩ suy thoái (12/2007), PGS.TS Trần Hoàng Ngân đã đề cập gói 5 nhóm giải pháp chống suy giảm Kinh tế Việt Nam của chính phủ: Thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu – Kích cầu đầu tư và tiêu dùng – tài chính linh hoạt – An ninh xã hội - Chủ đạo điều hành. Từ đó, “lo lắng về giải pháp liên quan chính sách đầu tư”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân đưa ra nội dung chính của buổi hội thảo là “làm sao nâng cao hiệu quả chính sách đầu tư công và tập đoàn kinh tế nhà nước”.
Đầu tư công và tham nhũng:( trình bày: PGS.TS Sử Hình Thành – nhóm Nghiên cứu Khoa Tài chính nhà nước)
Tham nhũng = độc quyền (+) tuỳ tiện (-) trách nhiệm giải trình (-) minh bạch
Một công thức được đưa ra thay cho định nghĩa về “tham nhũng”, PGS.TS Sử Hình Thành đã nói về lời cảnh báo của thế giới: Việt Nam đang nằm trong vùng báo động đỏ về tham nhũng. Bằng chứng là với vốn đầu tư hơn 60 nghìn tỉ đồng nhưng thất thoát khoảng 10%, nếu tính đầy đủ có thể còn lớn hơn con số này. Tuy nhiên, theo nhận định của nhóm Nghiên cứu Khoa Tài chính nhà nước thì “lãng phí” còn có thể lớn hơn cả “tham nhũng”.
Nói về nhận thức lí thuyết đầu tư công vào chính sách công thì nó không chỉ có ở riêng Việt Nam mà còn cả trên thế giới, nhưng ngoài ra nó còn phụ thuộc vào việc đưa nó vào thực tiễn như thế nào và biện pháp thiết lập thể chế. Nhắc đến thể chế Việt Nam, PGS.TS Sử Hình Thành nhắc đến “một cái hốc thể chế” giữa Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ tài chính. Giữa hai Bộ còn thiếu tiếng nói chung, còn bị tách bạch về công việc. Việt
PGS.TS Sử Hình Thành đi sâu phân tích tình trạng của các công trình, dự án đầu tư công. Theo PGS.TS Sử Hình Thành thì thời gian phân tích dự án của Quốc hội quá ngắn nên khi quyết định “bấm nút dự án” vẫn còn nhiều bất cập. Đầu tư công luôn chiếm hơn 50% nhưng sức bật của nó cho sự tăng trưởng của Việt
Thay lời kết là tổng kết 2 hướng giải quyết: thiết lập kỉ luật tài khoá, xây dựng khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn; cần thiết phải xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá (monitoring & evaluation).
Chất lượng đầu tư công: (trình bày: TS. Nguyễn Hồng Thắng – Khoa Tài chính nhà nước).
Dùng khái niệm “chất lượng” mà không dùng “hiệu quả” vì theo TS. Nguyễn Hồng Thắng thì “chất lượng” bao gồm “hiệu quả” và đưa khái niệm “chất lượng” đầu tư công vào thảo luận. Nhiều số liệu được đưa ra, trong đó, TS.Nguyễn Hồng Thắng nhấn mạnh “chi phí đầu tư công giai đoạn 2006-2010 gấp 3,3 lần giai đoạn 1995-2005”, vậy chất lượng đầu tư công hiện nay như thế nào?
Đầu tư công – không phải là tất cả, song có những hiện tượng tiêu cực sau: “độ trễ” - thất thoát - đội kinh phí - hiệu quả không rõ ràng - Nảy mầm tham nhũng: thông thầu - chất lượng công trình mau xuống cấp – không đi đôi với duy tu, bảo dưỡng - thiếu tính bền vững. TS. Nguyễn Hồng Thắng cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu khả năng, thiếu năng lực, và sự “rập khuôn-ngắn hạn-hình thức-phong trào”.
Sau khi nghiên cứu phân tích một số vấn đề về “đầu tư công”, TS. Nguyễn Hồng Thắng kết thúc đề án bằng việc đưa ra những mối nguy từ chính sách mở rộng đầu tư công: nguy cơ “tìm cách lấy tiền công quĩ” chứ không phải tìm cách đạt mục tiêu về: việc làm, tăng trưởng, bền vững và kiểm soát lạm phát – có thể lại bơm vốn cho doanh nghiệp nhà nước - lạm phát – gánh nặng nợ.
Định chế tài chính công đầu tư phát triển hạ tầng khu vực kinh tế trọng điểm phía nam trong giai đoạn 2010-2020: (trình bày: ThS. Đinh Thế Hiển)
Tình trạng phát triển kinh tế khu vực trọng điểm phía
Bài phát biểu của ThS. Đinh Thế Hiển xoay quanh 3 nội dung chính: kế hoạch đầu tư CSHTKT vùng kinh tế trọng điểm phía
Trao đổi giữa các đại biểu:
Qua 3 bài nghiên cứu của 3 báo cáo viên, nhiều ý kiến của các đại biểu được nêu lên. Có nhiều ý kiến được đánh giá là “mới lạ” và “có hy vọng”.
Một đại biểu ở Bến Tre đã trình bày thêm nguyên nhân khiến đầu tư công chưa hiệu quả là do “cấu trúc chia quá nhỏ”, còn quản lí theo địa phương, chưa thống nhất, dẫn đến hiện tượng “phân – cho”. Theo ý kiến của vị đại biểu này thì đầu tư công nên được quản lí trên một vùng lớn, các địa phương chỉ nên được giao quyền hành chính, vì địa phương chưa thể “thẩm định kinh tế”. “Chưa thống nhất” hay “tính không đồng bộ” cũng là một nguyên nhân gây “lãng phí” của một đại biểu khác.
Muốn nhìn nhận sự việc một cách tổng quát hơn, đã có một đại biểu nêu lên ý kiến về việc ngoài nghiên cứu các điểm khiếm khuyết, thiếu sót, sai lầm thì nên tìm hiểu thêm các công trình dự án thành công. Qua đó, chúng ta có thể xác định được giới hạn khả năng cho một qui mô phù hợp, đưa ra và cùng tìm cách phát huy, mở rộng năng lực.
Cùng nhiều câu hỏi liên quan, những quan niệm, những ý kiến đã khiến buổi hội thảo càng về sau càng phát huy tính chất buổi họp.
Cuối cùng là ý kiến của một sinh viên khoa Kinh tế phát triển. Như một cách nhìn hoàn toàn mới về vấn đề, sinh viên này đã áp dụng lí thuyết được học vào buổi hội thảo cùng với những suy nghĩ rất táo bạo của riêng mình: cần xem xét “có hay không có dự án” để tránh hiện tượng lợi ích ảo mà thiệt hại thật, cần có sự đóng góp không chỉ ở những cơ quan có liên quan mà còn ở những bộ phận thụ lợi, trưng cầu ý kiến của người dân, xem họ cần gì, mong muốn gì ở dự án, họ nhận thấy hiệu quả như thế nào…
Kết thúc hội thảo:
PGS.TS Trần Hoàng Ngân mong muốn có thêm nhiều đóng góp của mọi người về “chính sách đầu tư công và tập đoàn kinh tế nhà nước” nhưng do giới hạn về thời gian nên đã hi vọng các ý kiến sẽ tiếp tục được gửi đến qua địa chỉ sau: ngankdtt@yahoo.com hoặc ngannh@ueh.edu.vn
0 comments to "Hội thảo chính sách đầu tư công và tập đoàn kinh tế nhà nước"