Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , � Chiến tranh do biến đổi khí hậu

Chiến tranh do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những cuộc chiến tranh và nổi dậy trong 2.000 năm cũng như sự sụp đổ của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc. Ngày nay, nguy cơ này vẫn còn hiện hữu và đe dọa nhiều khu vực trên thế giới.  

Các triều đại lịch sử thịnh- suy theo thời tiết


Nhà nghiên cứu Zhibin Zhang thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và đồng nghiệp phương Tây đã so sánh hai nhóm dữ liệu về các biến động chính trị và biến  động có liên quan đến tự nhiên, khí hậu như nhiệt độ thay đổi, lũ lụt, hạn hán, nạn châu chấu, giá lúa gạo... trong giai đoạn hơn 1.900 năm của lịch sử Trung Quốc.
Họ nhận thấy, sự sụp đổ của các triều đại phong kiến dựa vào nông nghiệp như Hán (25 - 220), Đường (618 - 907), Bắc Tống (960 - 1125), Nam Tống (1127 - 1279) và Minh (1368 - 1644) đều liên quan chặt chẽ đến những giai đoạn nền nhiệt độ chung khá thấp hoặc thời tiết đột ngột lạnh đi. Ngược lại, giai đoạn cực thịnh của các triều đại bao giờ cũng gắn với những thời kỳ ấm áp.

Các nhà khoa học cho rằng, thời tiết thay đổi làm giảm sản lượng lương thực, dẫn đến những hỗn loạn trong dân chúng làm suy yếu sức mạnh của triều đình. Các bộ tộc du mục ở phương bắc còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Nhiệt độ trung bình năm chỉ cần giảm 2 độ thì mùa cỏ để chăn nuôi gia súc trên các thảo nguyên sẽ ngắn đi đến 40 ngày. Để tránh nguy cơ thiếu đói, họ phải tiến xuống phía nam, từ đó nảy sinh chiến tranh để giành quyền kiểm soát đất đai, lương thực.

Mối liên hệ giữa thời tiết, khí hậu với số phận của các triều đại không chỉ tồn tại trong lịch sử Trung Quốc mà còn được ghi nhận ở hầu hết các nhà nước nông nghiệp khác trên thế giới.
r
Chu kỳ xảy ra hiện tượng này là từ 160 - 320 năm, liên quan đến sự thay đổi trong hoạt động của Mặt Trời và quỹ đạo của Trái đất. 
Ví dụ, cùng lúc với sự sụp đổ của triều Minh tại Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, châu Âu và đế quốc Ottoman cũng trải qua nhiều biến động. Chu kỳ xảy ra hiện tượng này là từ 160 - 320 năm, liên quan đến sự thay đổi trong hoạt động của Mặt Trời và quỹ đạo của Trái đất. 

Nguy cơ còn đó

Bất ổn chính trị không chỉ xảy ra vào những thời kỳ nhiệt  độ xuống thấp mà bất cứ sự biến đổi cực đoan nào về thời tiết cũng có thể dẫn đến chiến tranh, xung đột, do nguồn lương thực của con người vẫn phụ thuộc nặng nề vào các điều kiện tự nhiên.
Trong thế giới hiện đại, biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu là những nguy cơ tiềm ẩn. Một báo cáo do các nhà khoa học Đức và Thụy Sỹ thực hiện cho Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo một số khu vực có thể trở thành điểm nóng về xung đột trong tương lai do biến đổi khí hậu. Đó là châu Phi, Trung Á, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc, một phần khu vực Carribê và Mỹ La tinh.

Tại châu Phi, sau thời kỳ 2025 - 2030, tranh chấp nước giữa Ai Cập và các quốc gia láng giềng sẽ trở thành vấn đề không thể giải quyết, dẫn đến nguy cơ xung đột của cả khu vực. Trung Á, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh cũng có thể xảy ra chiến tranh nước.
Còn tại Trung Quốc, hàng loạt các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, suy thoái tài nguyên đất, bão lũ và nước biển dâng tại các vùng duyên hải đông dân phía nam có thể gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài.  

(theo ABC, Medical News Today, Guardian)

0 comments to "Chiến tranh do biến đổi khí hậu"

Leave a comment