Buổi 2: Tư duy Phản biện (Critical Thinking)
“Luôn luôn cố gắng giữ trí óc tự do để có thể từ bỏ một giả thuyết, dù hấp dẫn, nếu sự kiện phản kháng lại” – Darwin.
Mở đầu cho buổi diễn thuyết của mình, thẩy Đỗ Kiên Trung giới thiệu rằng Tư duy phản biện đã được đưa vào giảng dạy như một môn học trong nhà trường từ năm 1941. Nhưng thực chất, sự hình thành tư duy phản biện từ những tư tưởng sơ khai đến khi định hình với tư cách là một phương pháp tư duy, đã có chiều dài hàng nghìn năm trong lịch sử tư tưởng nhân loại với hàng trăm nhà tư tưởng đã đóng góp cho sự phát triển của nó. Tư duy phản biện chỉ ra rằng giá trị của sự vật không phải là cái được biểu hiện qua hình thức, một cái gì chỉ được xem là giá trị nếu như nó được nhìn qua lăng kính của sự phân tích và đánh giá rõ ràng, minh bạch, sâu sắc, hợp lý và thuyết phục. Bất cứ một quan điểm hay thông tin nào cũng chỉ mang tính tham khảo, vai trò của tư duy phản biện nói riêng và tư duy con người nói chung là phải xem xét chúng như những chất liệu cần thiết nhưng chưa đầy đủ cho việc đưa ra bất cứ phán đoàn nào. Và hơn hết, tư duy phản biện cần thiết trong bất cứ cấp độ hay hình thức tư duy nào.
Bằng những ví dụ gần gũi, và cách dẫn chuyện khéo léo, sinh động thầy đã chứng tỏ rằng: rất nhiều người trong chúng ta đang nói theo, tư duy theo số đông và hành động theo hiệu ứng đám đông. Chẳng hạn khi ta lên tiếng đòi Đại sứ quán Việt Nam bảo vệ SV Hồ Quang Phương du học tại San Jose hay khi ta lên án SV Trần Xuân Thanh, những gì mà chúng ta nói là những gì chúng ta nghĩ hay là báo chí nghĩ, dư luận nghĩ?! Muốn đánh giá một điều gì đó ta cần phải lắng nghe từ nhiều phía, chỉ như thế ta mới có thể có một cái nhìn đa chiều và chuẩn xác.
Còn để chứng minh cho cái gọi là hàng rào tư duy, rằng chúng ta đang tự bó hẹp và đóng khung chính mình, thầy Trung đã nêu ví dụ về tập đoàn Coca Cola khi đầu tư vào nước ta. Vì thiếu tư duy phản biện, vì đã quen suy nghĩ theo lối “không thể” nên chúng ta đã mất những cái đáng lẽ ra có thể đã không mất!
Lại bằng một ví dụ thú vị nữa về nhà thơ - nhà văn Hồ Bất Khuất, tác giả của bài thơ “Trò chuyện với nàng Tô Thị”. Bài thơ là một sự dũng cảm, một tư duy táo bạo, lật ngược vấn đề và đánh thẳng vào cái lối tư duy thường nhật, đánh vào văn hóa truyền thống. Xin không bàn về chuyện đúng – sai ở đây, chỉ là thấy thú vị khi được nghe một bài thơ đặt ra vấn đề mới mẻ như thế với một nhân vật xưa cũ: liệu nàng Tô Thị có chờ chồng vì sự chung thủy thật sự, liệu nàng có hạnh phúc trong sự đợi chờ đó hay chỉ là vì đang phải sợ định kiến của dư luận mà không dám sống cho riêng mình?! Liệu đó là điều nên chăng? Thử hỏi ai dũng cảm nói tôi đang sống thật với con người mình, mấy ai dũng cảm viết ra những dòng như nhà thơ Hồ Bất Khuất, mấy ai có khả năng thoát khỏi chiếc lồng của định kiến???Sau những câu hỏi, những ví dụm mang tính gợi mở; thầy đã cung cấp những hiểu biết cần thiết trong môn học Tư duy phản biện. Muốn tư duy phản biện phải xác định rõ khái niêm, công cụ, phương pháp, tính được mất khi áp dụng phương pháp này. Cuối buổi thuyết trình, mọi người đã cùng được thực hành khả năng tư duy phản biện, khả năng nhận diện thế nào là “ngụy biện” qua đoạn phim ngắn “Thank you for smoking” – bộ phim phô diễn khả năng phản biện, ngụy biện tinh tế và khéo léo bậc thầy của những người trong cuộc. Và đây cũng là cái kết thỏa mãn cho tất cả mọi người trong buổi hội thảo.
Để kết cho bài viết này, xin được tóm lược ý kiến của Thầy Đỗ Kiên Trung về việc “Định hình tư duy phản biện cho dân tộc Việt”: Lịch sử có một giá trị to lớn để một dân tộc phát triển nhưng đừng ngủ quên trên lịch sử từ đó ta sẽ có một tầm nhìn dài hạn và thiết thực hơn để nhận thức rõ ràng sự cần thiết của tư duy phản biện. Nhờ đó ta có thể tự tin để bác bỏ nếu ai đó nói rằng tư duy phản biện là một đấu tố - cách hiểu sai lầm này chỉ kéo xã hội đi xuống mà thôi. Đồng thời ta phải tự xác lập cho mình một suy nghĩ rằng muốn có được tư duy phản biện phải được học và hành, nó không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện.
“Luôn luôn cố gắng giữ trí óc tự do để có thể từ bỏ một giả thuyết, dù hấp dẫn, nếu sự kiện phản kháng lại” – Darwin.
Mở đầu cho buổi diễn thuyết của mình, thẩy Đỗ Kiên Trung giới thiệu rằng Tư duy phản biện đã được đưa vào giảng dạy như một môn học trong nhà trường từ năm 1941. Nhưng thực chất, sự hình thành tư duy phản biện từ những tư tưởng sơ khai đến khi định hình với tư cách là một phương pháp tư duy, đã có chiều dài hàng nghìn năm trong lịch sử tư tưởng nhân loại với hàng trăm nhà tư tưởng đã đóng góp cho sự phát triển của nó. Tư duy phản biện chỉ ra rằng giá trị của sự vật không phải là cái được biểu hiện qua hình thức, một cái gì chỉ được xem là giá trị nếu như nó được nhìn qua lăng kính của sự phân tích và đánh giá rõ ràng, minh bạch, sâu sắc, hợp lý và thuyết phục. Bất cứ một quan điểm hay thông tin nào cũng chỉ mang tính tham khảo, vai trò của tư duy phản biện nói riêng và tư duy con người nói chung là phải xem xét chúng như những chất liệu cần thiết nhưng chưa đầy đủ cho việc đưa ra bất cứ phán đoàn nào. Và hơn hết, tư duy phản biện cần thiết trong bất cứ cấp độ hay hình thức tư duy nào.
Bằng những ví dụ gần gũi, và cách dẫn chuyện khéo léo, sinh động thầy đã chứng tỏ rằng: rất nhiều người trong chúng ta đang nói theo, tư duy theo số đông và hành động theo hiệu ứng đám đông. Chẳng hạn khi ta lên tiếng đòi Đại sứ quán Việt Nam bảo vệ SV Hồ Quang Phương du học tại San Jose hay khi ta lên án SV Trần Xuân Thanh, những gì mà chúng ta nói là những gì chúng ta nghĩ hay là báo chí nghĩ, dư luận nghĩ?! Muốn đánh giá một điều gì đó ta cần phải lắng nghe từ nhiều phía, chỉ như thế ta mới có thể có một cái nhìn đa chiều và chuẩn xác.
Còn để chứng minh cho cái gọi là hàng rào tư duy, rằng chúng ta đang tự bó hẹp và đóng khung chính mình, thầy Trung đã nêu ví dụ về tập đoàn Coca Cola khi đầu tư vào nước ta. Vì thiếu tư duy phản biện, vì đã quen suy nghĩ theo lối “không thể” nên chúng ta đã mất những cái đáng lẽ ra có thể đã không mất!
Lại bằng một ví dụ thú vị nữa về nhà thơ - nhà văn Hồ Bất Khuất, tác giả của bài thơ “Trò chuyện với nàng Tô Thị”. Bài thơ là một sự dũng cảm, một tư duy táo bạo, lật ngược vấn đề và đánh thẳng vào cái lối tư duy thường nhật, đánh vào văn hóa truyền thống. Xin không bàn về chuyện đúng – sai ở đây, chỉ là thấy thú vị khi được nghe một bài thơ đặt ra vấn đề mới mẻ như thế với một nhân vật xưa cũ: liệu nàng Tô Thị có chờ chồng vì sự chung thủy thật sự, liệu nàng có hạnh phúc trong sự đợi chờ đó hay chỉ là vì đang phải sợ định kiến của dư luận mà không dám sống cho riêng mình?! Liệu đó là điều nên chăng? Thử hỏi ai dũng cảm nói tôi đang sống thật với con người mình, mấy ai dũng cảm viết ra những dòng như nhà thơ Hồ Bất Khuất, mấy ai có khả năng thoát khỏi chiếc lồng của định kiến???Sau những câu hỏi, những ví dụm mang tính gợi mở; thầy đã cung cấp những hiểu biết cần thiết trong môn học Tư duy phản biện. Muốn tư duy phản biện phải xác định rõ khái niêm, công cụ, phương pháp, tính được mất khi áp dụng phương pháp này. Cuối buổi thuyết trình, mọi người đã cùng được thực hành khả năng tư duy phản biện, khả năng nhận diện thế nào là “ngụy biện” qua đoạn phim ngắn “Thank you for smoking” – bộ phim phô diễn khả năng phản biện, ngụy biện tinh tế và khéo léo bậc thầy của những người trong cuộc. Và đây cũng là cái kết thỏa mãn cho tất cả mọi người trong buổi hội thảo.
Để kết cho bài viết này, xin được tóm lược ý kiến của Thầy Đỗ Kiên Trung về việc “Định hình tư duy phản biện cho dân tộc Việt”: Lịch sử có một giá trị to lớn để một dân tộc phát triển nhưng đừng ngủ quên trên lịch sử từ đó ta sẽ có một tầm nhìn dài hạn và thiết thực hơn để nhận thức rõ ràng sự cần thiết của tư duy phản biện. Nhờ đó ta có thể tự tin để bác bỏ nếu ai đó nói rằng tư duy phản biện là một đấu tố - cách hiểu sai lầm này chỉ kéo xã hội đi xuống mà thôi. Đồng thời ta phải tự xác lập cho mình một suy nghĩ rằng muốn có được tư duy phản biện phải được học và hành, nó không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện.
Huỳnh Kiều Chinh – STSV
“Được thực hiện bởi STSV – www.sangtacsv.com”
“Được thực hiện bởi STSV – www.sangtacsv.com”
0 comments to "Chương trình huấn luyện các kỹ năng tư duy của CYM Group."