Năm 1965, dân chúng Mỹ bắt đầu nghi ngờ về việc Hoa Kỳ ngày càng lún sâu vào cuộc chiến Việt Nam. Số lượng người phản đối ngày một tăng lên.
Sự phẫn nộ của những người yêu hòa bình
Các cuộc phản đối được thực hiện với nhiều kiểu thể hiện: Những buổi biểu diễn nhạc chống chiến tranh, tuần hành đòi ngưng ném bom, khẩu hiện dán trên xe máy: Tình yêu chứ không phải chiến tranh , và biểu ngữ “Chiến tranh có hại cho trẻ em và những sinh vật khác”.
Thanh niên Mỹ đốt giấy triệu tập nghĩa vụ quân sự và bao vây các trung tâm tuyển quân. Các cuộc biểu tình lan vào trường học, đặc biệt là sau khi việc hoãn triệu tập nghĩa vụ quân sự đối với sinh viên bị bãi bỏ.
Năm 1968, khoảng 10.000 người Mỹ đã di cư sang Canada để tránh phục vụ cho cái mà họ gọi là cuộc chiến tranh đồi bại.
Lý do để những người yêu hòa bình phản đối cuộc chiến này được đưa ra ngày càng nhiều. Một trong những lý do chính là họ cho rằng thực chất của cuộc chiến ở Việt Nam chỉ là một cuộc chiến trong đó lực lượng Việt Cộng đã cố gắng để đánh bại một chính phủ tham nhũng và vô dụng ở Sài Gòn.
Những người yêu hòa bình tố cáo Chính phủ Hoa Kỳ đã hủy hoại cả đất nước và con người Việt Nam, đã làm cho hàng ngàn người Mỹ chết, bị thương, và cái giá của cuộc xung đột này còn thể hiện ở chỗ nạn lạm phát trầm trọng.
Phái hiếu chiến lại đồng ý với Johnson rằng cuộc chiến ở Việt Nam quan trọng đối với an ninh của nước Mỹ và cần chấp nhận sự chết chóc và tốn tiền của. Thậm chí còn có người đòi chiến tranh phải leo thang thêm nữa.
Họ tin sẽ có “ánh sáng ở cuối đường hầm” và chỉ có những nỗ lực hết cỡ của quân đội mới có thể mang lại chiến thắng trọn vẹn. Họ dẫn chứng từ những báo cáo của những nhà ngoại giao Mỹ và tư lệnh ở chiến trường Việt Nam rằng đối thủ của họ đã kiệt sức và đang đứng trước bờ vực chiến bại.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân
Tối thứ Ba ngày 30 tháng Chạp năm 1968, là ngày đón năm mới của người Việt Nam. Những ngày kế tiếp được gọi là Tết – những ngày bắt đầu một năm mới tính theo lịch mặt trăng.
Ở khắp các đô thị miền Nam VN, đường phố đông nghẹt những người trẻ tuổi trông như vừa mới từ ngoại ô lên để đón lễ. Ngoài ra còn có rất nhiều những đám tang bất thường với kèn sáo, và dĩ nhiên là cả quan tài.
Nhưng khi vỡ lở rồi mới biết, áo quan chứa toàn vũ khí, còn những người ngỡ như nông dân lại là Việt Cộng. Tối đó, Việt Cộng đã mở một cuộc tấn công kinh hoàng khắp cả trăm đô thị ở miền Nam, trong đó có Sài Gòn và 26 tỉnh lỵ.
Sau một tháng chống trả, quân đội Nam Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ giành lại được quyền kiểm soát, làm thương vong 42.000 quân Việt Cộng. Đó là một sự kiện chứng tỏ với Johnson rằng đối phương không hề đã bị đẩy đến bờ vực đầu hàng và cuộc chiến hãy còn dài lắm.
Johnson quyết định rút lui
Trước dấu hiệu có thể bị thất bại trong cuộc chạy đua tiếp theo vào Nhà Trắng bởi những đối thủ có chính sách hòa bình ở Việt Nam được đông đảo cử tri ủng hộ, mà một trong những người đó chính là anh trai của cố Tổng thống John Kennedy - ông Robert Kennedy, người đã đề nghị việc Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam từ đầu năm 1963 với phát biểu: “Chúng ta đang giết những người vô tội…”
Là một chính trị gia tinh quái, Johnson hiểu điều gì sắp xảy ra. Ngày 31/3/1968, ông tuyên bố trên tivi: “Tôi đang từng bước hạ màn chiến tranh ở Việt Nam. Tôi đã đề nghị không lực của chúng ta không tiếp tục oanh tạc Bắc Việt Nam”.
Sau một thoáng suy nghĩ, ông nói tiếp: “Đang có sự chia rẽ trong các gia đình người Mỹ. Do đó, tôi không mong muốn, và cũng không chấp nhận Đảng của tôi bổ nhiệm tôi làm tổng thống trong nhiệm kỳ tới”.
Bốn năm trước, Johnson nhận được sự ủng hộ của đông đảo cử tri Mỹ. Nhưng lúc này, ông đã phải tuyên bố giã từ sự nghiệp chính trị của mình.
Sau đó một tháng, một cuộc đàm phán sơ bộ giữa những người đại diện của ông Hồ Chí Minh và Hoa Kỳ được tổ chức ở Paris. Bất chấp điều đó, chiến sự vẫn nổ ra.
Thời đại Nixon
Cuối những năm 1960, người Mỹ ngao ngán với những cuộc bạo động, biểu tình. Cuộc chiến ở Nam á vẫn không có được câu trả lời khi nào thì chấm dứt. Việc hai chính khách bị ám sát trong cuộc tuyển cử năm 1968 càng làm cho dân chúng lo lắng và thất vọng. Vì thế cử tri Mỹ đã bỏ phiếu cho ứng cử viên hứa hẹn đoàn kết đất nước lại.
Richard M.Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ tháng Giêng năm 1969. Năm 1972, ông tái đắc cử. Chính quyền Nixon thay đổi chính sách đối ngoại, tái lập mối quan hệ với Trung Quốc, và muốn chấm dứt sự liên lụy với cuộc chiến Việt Nam.
Sự phẫn nộ của những người yêu hòa bình
Các cuộc phản đối được thực hiện với nhiều kiểu thể hiện: Những buổi biểu diễn nhạc chống chiến tranh, tuần hành đòi ngưng ném bom, khẩu hiện dán trên xe máy: Tình yêu chứ không phải chiến tranh , và biểu ngữ “Chiến tranh có hại cho trẻ em và những sinh vật khác”.
Thanh niên Mỹ đốt giấy triệu tập nghĩa vụ quân sự và bao vây các trung tâm tuyển quân. Các cuộc biểu tình lan vào trường học, đặc biệt là sau khi việc hoãn triệu tập nghĩa vụ quân sự đối với sinh viên bị bãi bỏ.
Năm 1968, khoảng 10.000 người Mỹ đã di cư sang Canada để tránh phục vụ cho cái mà họ gọi là cuộc chiến tranh đồi bại.
Lý do để những người yêu hòa bình phản đối cuộc chiến này được đưa ra ngày càng nhiều. Một trong những lý do chính là họ cho rằng thực chất của cuộc chiến ở Việt Nam chỉ là một cuộc chiến trong đó lực lượng Việt Cộng đã cố gắng để đánh bại một chính phủ tham nhũng và vô dụng ở Sài Gòn.
Những người yêu hòa bình tố cáo Chính phủ Hoa Kỳ đã hủy hoại cả đất nước và con người Việt Nam, đã làm cho hàng ngàn người Mỹ chết, bị thương, và cái giá của cuộc xung đột này còn thể hiện ở chỗ nạn lạm phát trầm trọng.
Phái hiếu chiến lại đồng ý với Johnson rằng cuộc chiến ở Việt Nam quan trọng đối với an ninh của nước Mỹ và cần chấp nhận sự chết chóc và tốn tiền của. Thậm chí còn có người đòi chiến tranh phải leo thang thêm nữa.
Họ tin sẽ có “ánh sáng ở cuối đường hầm” và chỉ có những nỗ lực hết cỡ của quân đội mới có thể mang lại chiến thắng trọn vẹn. Họ dẫn chứng từ những báo cáo của những nhà ngoại giao Mỹ và tư lệnh ở chiến trường Việt Nam rằng đối thủ của họ đã kiệt sức và đang đứng trước bờ vực chiến bại.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân
Tối thứ Ba ngày 30 tháng Chạp năm 1968, là ngày đón năm mới của người Việt Nam. Những ngày kế tiếp được gọi là Tết – những ngày bắt đầu một năm mới tính theo lịch mặt trăng.
Ở khắp các đô thị miền Nam VN, đường phố đông nghẹt những người trẻ tuổi trông như vừa mới từ ngoại ô lên để đón lễ. Ngoài ra còn có rất nhiều những đám tang bất thường với kèn sáo, và dĩ nhiên là cả quan tài.
Nhưng khi vỡ lở rồi mới biết, áo quan chứa toàn vũ khí, còn những người ngỡ như nông dân lại là Việt Cộng. Tối đó, Việt Cộng đã mở một cuộc tấn công kinh hoàng khắp cả trăm đô thị ở miền Nam, trong đó có Sài Gòn và 26 tỉnh lỵ.
Sau một tháng chống trả, quân đội Nam Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ giành lại được quyền kiểm soát, làm thương vong 42.000 quân Việt Cộng. Đó là một sự kiện chứng tỏ với Johnson rằng đối phương không hề đã bị đẩy đến bờ vực đầu hàng và cuộc chiến hãy còn dài lắm.
Johnson quyết định rút lui
Trước dấu hiệu có thể bị thất bại trong cuộc chạy đua tiếp theo vào Nhà Trắng bởi những đối thủ có chính sách hòa bình ở Việt Nam được đông đảo cử tri ủng hộ, mà một trong những người đó chính là anh trai của cố Tổng thống John Kennedy - ông Robert Kennedy, người đã đề nghị việc Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam từ đầu năm 1963 với phát biểu: “Chúng ta đang giết những người vô tội…”
Là một chính trị gia tinh quái, Johnson hiểu điều gì sắp xảy ra. Ngày 31/3/1968, ông tuyên bố trên tivi: “Tôi đang từng bước hạ màn chiến tranh ở Việt Nam. Tôi đã đề nghị không lực của chúng ta không tiếp tục oanh tạc Bắc Việt Nam”.
Sau một thoáng suy nghĩ, ông nói tiếp: “Đang có sự chia rẽ trong các gia đình người Mỹ. Do đó, tôi không mong muốn, và cũng không chấp nhận Đảng của tôi bổ nhiệm tôi làm tổng thống trong nhiệm kỳ tới”.
Bốn năm trước, Johnson nhận được sự ủng hộ của đông đảo cử tri Mỹ. Nhưng lúc này, ông đã phải tuyên bố giã từ sự nghiệp chính trị của mình.
Sau đó một tháng, một cuộc đàm phán sơ bộ giữa những người đại diện của ông Hồ Chí Minh và Hoa Kỳ được tổ chức ở Paris. Bất chấp điều đó, chiến sự vẫn nổ ra.
Thời đại Nixon
Cuối những năm 1960, người Mỹ ngao ngán với những cuộc bạo động, biểu tình. Cuộc chiến ở Nam á vẫn không có được câu trả lời khi nào thì chấm dứt. Việc hai chính khách bị ám sát trong cuộc tuyển cử năm 1968 càng làm cho dân chúng lo lắng và thất vọng. Vì thế cử tri Mỹ đã bỏ phiếu cho ứng cử viên hứa hẹn đoàn kết đất nước lại.
Richard M.Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ tháng Giêng năm 1969. Năm 1972, ông tái đắc cử. Chính quyền Nixon thay đổi chính sách đối ngoại, tái lập mối quan hệ với Trung Quốc, và muốn chấm dứt sự liên lụy với cuộc chiến Việt Nam.
(Còn nữa)
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
Phạm Nguyễn Tường Vy sưu tầm
"Được thực hiện bởi STSV_www.sangtacsv.com"
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
Phạm Nguyễn Tường Vy sưu tầm
"Được thực hiện bởi STSV_www.sangtacsv.com"
0 comments to "Học sinh Mỹ học gì về cuộc chiến tranh Việt Nam? (tiếp theo)"