Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , � Bài học “Thằng Bờm có cái quạt mo” một giờ học quản trị

Bài học “Thằng Bờm có cái quạt mo” một giờ học quản trị

Thầy vào lớp :-Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu quản trị là gì ?Các em có biết bài ca dao “thằng bờm có cái quạt mo không?”
Sinh viên :-Thưa thầy có , nhưng bài đấy thì có liên quan gì đến bài học hôm nay ?
-À tất nhiên là có chứ . Thế ai đọc cho tôi bài này nhỉ ?Lớp trưởng đâu rồi .
Lớp trưởng đứng dậy đọc :-Thưa thầy em không nhớ lắm vì bài này học cũng lâu rồi .
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng bờm chẳng lấy trâu ,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
…..
Phú ông xin đổi nắm sôi bờm cười .
-Tốt lắm . Thầy giáo nói . Đây là một bài học kinh tế mà ông cha ta đã để lại cho chúng ta .Nó thể hiện quan điểm kinh doanh của ông cha ta .Theo các em thì chủ thể kinh tế trong bài này là ai ? Và đối tượng kinh doanh ở đây là gì ?
-Thưa thầy chủ thể kinh doanh ở đây là Phú ông -người mua hàng và Thằng Bờm -người bán hàng , còn đối tượng kinh doanh ở đây là cái quạt mo . Nhưng làm sao có thể kinh doanh mo cau được ạ . Nó là thứ không có giá trị .
Thầy giáo : -Đúng vậy , có thể nói đây là một thương vụ của phú ông . Khi Phú ông muốn tiến hành đầu cơ thu mua cau hòng định bán lại sau với giá cao nhằm trục lợi . Ở đây ông cha ta đã mượn hình ảnh mo cau vì người ta mua cau theo buồng . Giả sử như đấy là một năm mất mùa thì việc đầu cơ cau là hoàn toàn có thể phải không nào ?
Cả lớp im lặng , thầy giáo tiếp tục .
-Phú ông đã đòi mua lại cau của Thằng Bờm với giá rất cao : “Ba bò chín trâu , ao sâu cá mè , ba bè gỗ lim “ phải không ? Đó chính là bằng chứng khá rõ ràng về việc đầu cơ này của Phú ông .Thế nhưng thằng Bờm không bán dù giá có liên tục được đội lên phải không ? Nhưng tại sao cuối cùng Thằng bờm lại bán cái quạt mo quý giá ấy với nắm sôi . Thật ra ở đây ông cha ta đã ẩn dụ trong bài ca dao một triết lý kinh doanh sâu sắc . Nắm sôi có gía trị hết sức nhỏ bé , nó chỉ bằng chiếc mo cau mà thôi .Như vậy từ xa xưa ông cha ta đã biết đến giá trị thương mại , giá trị thực của sản phẩm . Khi bán cho lão Phú ông chiếc quạt mo thì Thằng Bơm sẽ lợi hơn nhiều phải không ? Nếu là một người nông dân bình thường thì Thằng Bờm sẽ chấp nhận bán ngay cho lão phú ông . Nhưng thằng Bơm không làm thế . Có một giả thiết thế này : Thằng Bờm chính là đại diện cho những “doanh nhân” chân chính thời xưa , chống lại các lão Phú ông buôn gian bán lận đầu cơ trục lợi .Họ quyết giữ giá “ mo cau “ bán với giá cũ , thậm chí chấp nhận thua lỗ để bảo vệ thị trường tránh sự lũng đoạt của các Phú Ông . Nếu thị trường bị lũng đoạt thì cuộc sống của người nông dân sẽ vô cùng khó khăn , trong các đám cưới sẽ thiếu đi quả cau và miếng trầu không còn là đầu câu truyện nữa .
Cả lớp im lặng :
-Như vậy trong câu truyện Thằng Bờm , ông cha ta muốn đả kích ai và ca ngợi ai ? Ông cha ta muốn đả kích lão Phú ông những kẻ đầu cơ trục lợi buôn gian bán lận , còn ca ngợi Thằng Bờm những người làm ăn chân chính . Đó cũng chính là triết lý kinh doanh của ông cha ta khi xưa mà trong thời đại kinh doanh ngày nay người ta đã vô tình quên mất . Hi vọng các em sau này sẽ có thể tiếp nối truyền thống đạo lý Nhân nghĩa của ông cha ta trở thành những doanh nhân thành đạt có ích cho đất nước .
Cả lớp vô tay nhiệt liệt .

Nguồn ĐPBG

2 comments to "Bài học “Thằng Bờm có cái quạt mo” một giờ học quản trị"

  1. echop says:

    >"< ông thầy nào khiếp vậy qua học mới được nhiều thầy trong trường mình giảng bài cuốn hút lắm

  2. Van Anh says:

    Cách giải thích của ông thầy này mới lạ & độc đáo thiệt. Lần đầu tiên mới nghe đó!!! Chắc chỉ có dân kinh tế mới nghĩ ra và có hứng thú với cách giải thích này :D

Leave a comment