“Kinh tế vi mô”- Đấy là môn học đầu tiên mà tôi phải đối mặt trong học kì hai của năm học thứ nhất. Chả là tôi đã được các anh chị khóa trên cho biết môn học này rất khó “nuốt” nên tôi đã cố gắng ngồi nghe giảng cho thật kĩ. Rút kinh nghiệm học kì một, tôi chả muốn học kì này lại đợi nước đến chân mới nhảy.
Mọi việc vốn dĩ diễn ra rất bình thường nhưng khi thầy giảng đến “chi phí cơ hội” thì con nhóc như tôi lại bắt đầu mất tập trung... Thầy giảng có nhiều khi lợi nhuận kế toán cho thấy rằng ta có được số tiền lời rất nhiều nhưng so với lợi nhuận kinh tế, khi tính thêm chi phí cơ hội thì ta lại phải chịu thua lỗ trong kinh doanh vì chi phí cơ hội là một chi phí ẩn. Điều thầy nói làm tôi nghĩ đến mẹ, nghĩ đến cái tiệm bánh kẹo của gia đình…
Ngày đó, thấy mẹ buôn bán mà đồng lời chẳng nhiều, tôi vẫn cứ hay thắc mắc “Mẹ bán một món lời có mấy trăm đồng mà mẹ bán làm gì cho cực, sao mẹ không lấy lời nhiều một chút”. Lúc đó mẹ đã giải thích cho tôi rằng “Con gái của mẹ ngốc quá, thời buổi này, người ta cạnh tranh nhau dữ lắm, nếu mẹ bán lời nhiều quá thì đâu ai mua, đồng lời của mình chủ yếu là dựa vào số lượng con ạ” Rồi câu giải thích của mẹ theo thời gian bị gió cuốn đi, tôi chẳng bận tâm đến, vì dù sao từ nhỏ tới lớn chuyện buôn bán tôi chẳng bao giờ ngó ngàng tới, cũng chẳng quan tâm nhiều.
Cho đến hôm nay, nghe thầy giảng, tôi chợt nghĩ, đồng lời của mẹ là rất ít mà chi phí cơ hội lại là một con số ẩn, vậy liệu con số ít ỏi đó lại bị chi phí cơ hội “ngốn” đi mất bao nhiêu nữa ??? Và rồi còn đóng thuế, còn tiền điện nước, tiền chợ, tiền chu cấp cho hai chị em tôi đi học... Mẹ tôi đã trang trải những khoảng thu chi đó hàng tháng như thế nào???
Đang nghỉ vẩn vơ, chợt thằng bạn thân kiêm luôn đứa em kết nghĩa vỗ vai tôi “Chị, gần Tết rồi, chừng nào nghĩ Tết, chị ở lại đi chơi với em vài ngày rồi hãy vế quê nhá, nhá chị!” Gần Tết rồi ư ??? Nhanh đến vậy sao ??? Sắp Tết, nghĩa là mẹ tôi lại sắp cực thêm với sạp bánh mứt ngày Tết… Trong đầu tôi hiện về kí ức của những ngày Tết đã qua… Mỗi một mùa Tết đến là mỗi lần thế gian lại thay áo mới, thế nhưng có một hình bóng đã bao nhiêu năm qua mãi chưa một lần thay đổi… Đó là hình bóng của mẹ tôi, bóng dáng còm cõi đêm đêm thức đến 2, 3 giờ sáng chỉ để ngồi đơm bánh mứt, ngồi gói những giỏ quà Tết cho kịp phiên chợ sáng mai, để kiếm thêm đồng lời cho cả nhà đón Tết trọn vẹn...
Càng nghĩ đến mẹ, tôi càng trách bản thân mình sao quá bất hiếu. Ngần ấy năm qua, chưa một lần tôi chịu nghĩ đến mẹ. Bao lần xuân về là bao lần tôi rong đuổi cùng lũ bạn thân trên những phiên chợ Tết, đi chợ hoa, đi ngắm phố phường ngày Tết, đi chơi xa… khi đếm đến mới chịu về nhà, mệt lữ người rồi thì lại ngủ ngon lành và sáng ngày hôm sau lại tiếp tục cuộc vui… Thậm chí đêm giao thừa, trong khi ba mẹ tất bật chuẩn bị cúng ông bà thì tôi lại chen chúc trong đám đông để đứng xem người ta bắn pháo hoa… Đã bao lần mẹ đã nói với tôi “ Sinh con ra, nuôi con 18 năm, chỉ có 2 phần là con dành cho gia đình, còn 8 phần còn lại con sống vì mấy đứa bạn thân của con” .Cứ mỗi lần mẹ nói như thế, tôi cứ cười nói mẹ sao giống con nít thế, có vậy mà mẹ cũng so sánh, cũng ghen tị nữa… Nhưng giờ thì tôi hiểu, thời gian qua, quả thật tôi đã sống cho bản thân mình và cho bạn bè quá nhiều… Tôi có thể ngồi “tám” hàng giờ liền với lũ bạn không biết chán, nhưng khi mẹ muốn tôi ngồi nói chuyện với mẹ thì tôi lại viện cớ này nọ rồi lại trở về phòng riêng của mình… Tôi có thể lập tức chạy đi thăm con bạn thân nằm viện và ngồi gọt trái cây cho nó ăn hàng giờ nhưng lại chẵng chịu giúp mẹ ngồi đơm bánh mứt, gói giỏ quà để mẹ không phải thức khuya dậy sớm… Giá như, tôi chịu hiểu rằng mẹ tôi đã cực nhọc như thế nào ? Sao tôi vô tâm quá không nhận ra ???”
“Chị, chị làm gì mà như người mất hồn vậy? Chị có nghe em nói gì không?” Cái vỗ vai thứ hai của thằng bạn đưa tôi về với cái lớp học “vi mô”. “Thôi em, nghĩ Tết là chị về quê liền, đi chơi để lần khác vậy” .Câu trả lời của tôi khiến cho nó giận lẫy… Thôi chịu vậy, để lát ra về giải thích với nó, còn bây giờ, nếu như muốn học tốt thì tôi cần phải chuyên tâm vào lời giảng của thầy…
Tôi biết sẽ không là quá muộn nếu như tôi chịu nhận lỗi và sửa lỗi… Tết này, tôi sẽ về. Về với gian hàng bánh mứt của gia đình tôi, về với người mẹ sớm hôm tần tảo của tôi… Về để gác lại những thú vui bên bạn bè, về để phụ giúp mẹ những ngày Tết và về để cho mẹ biết rằng cái Tết năm nay, tôi sẽ dành hết tất cả cho mẹ và gia đình của mình.
Mọi việc vốn dĩ diễn ra rất bình thường nhưng khi thầy giảng đến “chi phí cơ hội” thì con nhóc như tôi lại bắt đầu mất tập trung... Thầy giảng có nhiều khi lợi nhuận kế toán cho thấy rằng ta có được số tiền lời rất nhiều nhưng so với lợi nhuận kinh tế, khi tính thêm chi phí cơ hội thì ta lại phải chịu thua lỗ trong kinh doanh vì chi phí cơ hội là một chi phí ẩn. Điều thầy nói làm tôi nghĩ đến mẹ, nghĩ đến cái tiệm bánh kẹo của gia đình…
Ngày đó, thấy mẹ buôn bán mà đồng lời chẳng nhiều, tôi vẫn cứ hay thắc mắc “Mẹ bán một món lời có mấy trăm đồng mà mẹ bán làm gì cho cực, sao mẹ không lấy lời nhiều một chút”. Lúc đó mẹ đã giải thích cho tôi rằng “Con gái của mẹ ngốc quá, thời buổi này, người ta cạnh tranh nhau dữ lắm, nếu mẹ bán lời nhiều quá thì đâu ai mua, đồng lời của mình chủ yếu là dựa vào số lượng con ạ” Rồi câu giải thích của mẹ theo thời gian bị gió cuốn đi, tôi chẳng bận tâm đến, vì dù sao từ nhỏ tới lớn chuyện buôn bán tôi chẳng bao giờ ngó ngàng tới, cũng chẳng quan tâm nhiều.
Cho đến hôm nay, nghe thầy giảng, tôi chợt nghĩ, đồng lời của mẹ là rất ít mà chi phí cơ hội lại là một con số ẩn, vậy liệu con số ít ỏi đó lại bị chi phí cơ hội “ngốn” đi mất bao nhiêu nữa ??? Và rồi còn đóng thuế, còn tiền điện nước, tiền chợ, tiền chu cấp cho hai chị em tôi đi học... Mẹ tôi đã trang trải những khoảng thu chi đó hàng tháng như thế nào???
Đang nghỉ vẩn vơ, chợt thằng bạn thân kiêm luôn đứa em kết nghĩa vỗ vai tôi “Chị, gần Tết rồi, chừng nào nghĩ Tết, chị ở lại đi chơi với em vài ngày rồi hãy vế quê nhá, nhá chị!” Gần Tết rồi ư ??? Nhanh đến vậy sao ??? Sắp Tết, nghĩa là mẹ tôi lại sắp cực thêm với sạp bánh mứt ngày Tết… Trong đầu tôi hiện về kí ức của những ngày Tết đã qua… Mỗi một mùa Tết đến là mỗi lần thế gian lại thay áo mới, thế nhưng có một hình bóng đã bao nhiêu năm qua mãi chưa một lần thay đổi… Đó là hình bóng của mẹ tôi, bóng dáng còm cõi đêm đêm thức đến 2, 3 giờ sáng chỉ để ngồi đơm bánh mứt, ngồi gói những giỏ quà Tết cho kịp phiên chợ sáng mai, để kiếm thêm đồng lời cho cả nhà đón Tết trọn vẹn...
Càng nghĩ đến mẹ, tôi càng trách bản thân mình sao quá bất hiếu. Ngần ấy năm qua, chưa một lần tôi chịu nghĩ đến mẹ. Bao lần xuân về là bao lần tôi rong đuổi cùng lũ bạn thân trên những phiên chợ Tết, đi chợ hoa, đi ngắm phố phường ngày Tết, đi chơi xa… khi đếm đến mới chịu về nhà, mệt lữ người rồi thì lại ngủ ngon lành và sáng ngày hôm sau lại tiếp tục cuộc vui… Thậm chí đêm giao thừa, trong khi ba mẹ tất bật chuẩn bị cúng ông bà thì tôi lại chen chúc trong đám đông để đứng xem người ta bắn pháo hoa… Đã bao lần mẹ đã nói với tôi “ Sinh con ra, nuôi con 18 năm, chỉ có 2 phần là con dành cho gia đình, còn 8 phần còn lại con sống vì mấy đứa bạn thân của con” .Cứ mỗi lần mẹ nói như thế, tôi cứ cười nói mẹ sao giống con nít thế, có vậy mà mẹ cũng so sánh, cũng ghen tị nữa… Nhưng giờ thì tôi hiểu, thời gian qua, quả thật tôi đã sống cho bản thân mình và cho bạn bè quá nhiều… Tôi có thể ngồi “tám” hàng giờ liền với lũ bạn không biết chán, nhưng khi mẹ muốn tôi ngồi nói chuyện với mẹ thì tôi lại viện cớ này nọ rồi lại trở về phòng riêng của mình… Tôi có thể lập tức chạy đi thăm con bạn thân nằm viện và ngồi gọt trái cây cho nó ăn hàng giờ nhưng lại chẵng chịu giúp mẹ ngồi đơm bánh mứt, gói giỏ quà để mẹ không phải thức khuya dậy sớm… Giá như, tôi chịu hiểu rằng mẹ tôi đã cực nhọc như thế nào ? Sao tôi vô tâm quá không nhận ra ???”
“Chị, chị làm gì mà như người mất hồn vậy? Chị có nghe em nói gì không?” Cái vỗ vai thứ hai của thằng bạn đưa tôi về với cái lớp học “vi mô”. “Thôi em, nghĩ Tết là chị về quê liền, đi chơi để lần khác vậy” .Câu trả lời của tôi khiến cho nó giận lẫy… Thôi chịu vậy, để lát ra về giải thích với nó, còn bây giờ, nếu như muốn học tốt thì tôi cần phải chuyên tâm vào lời giảng của thầy…
Tôi biết sẽ không là quá muộn nếu như tôi chịu nhận lỗi và sửa lỗi… Tết này, tôi sẽ về. Về với gian hàng bánh mứt của gia đình tôi, về với người mẹ sớm hôm tần tảo của tôi… Về để gác lại những thú vui bên bạn bè, về để phụ giúp mẹ những ngày Tết và về để cho mẹ biết rằng cái Tết năm nay, tôi sẽ dành hết tất cả cho mẹ và gia đình của mình.
Thanh Tâm
0 comments to "Dành cho mẹ"