Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , � Ta cần sáng tạo!

Ta cần sáng tạo!

Tại sao hầu hết những phát kiến vĩ đại đều thuộc về các nước châu Âu, Mỹ…? Tại sao những bộ phim đoạt giải Oscar hầu hết đều thuộc về các nước này…và còn nhiều nhiều nữa.

Chúng ta không thể biện minh vì họ đã đi trước chúng ta, những gì cần phát minh họ đã tìm ra hết rồi?!
Có một lý do: người châu Á chúng ta lười sáng tạo.
Trong môi trường kinh tế toàn cầu hiện nay “tính sáng tạo” được đề cao bởi nó mang lại nguồn cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh.
Nước Mỹ sản xuất ra ½ sáng chế về Internet, sản xuất của Mỹ tập trung trong phạm vi 5 thành phố lớn nhất: New York, Los Angeles, San Francisco, Seattle và Washington. 5 thành phố này tạo ra ½ sáng chế của Mỹ và 20 % sáng chế internet trên thế giới.
HollyWood, cộng đồng người ít ỏi ở thành phố Los Angeles, nhưng các hãng phim của họ sản xuất 80% lượng phim chiếu trên các rạp trên thế giới.(*)
Vì sao người châu Á thiếu tính sáng tạo?
Người châu Á vốn có truyền thống nông nghiệp lâu đời, chính những định kiến ấy làm người châu Á trở nên thụ động. Họ phó thác vào tự nhiên và ít nhận thấy rằng mình có thể chủ động thay đổi tự nhiên.
Chính cách sống quần thể, quan điểm "số đông luôn đúng" đã làm mai một dần những ý tưởng sáng tạo. Họ sống và làm theo số đông, làm theo những quy tắc đã có sẵn, theo một lối mòn đã trở thành truyền thống. Nền văn hóa Phương Đông chú trọng đến quá khứ, lo giữ gìn di sản quá khứ, thấm đẫm tinh thần thụ động, hóa giải và ôn hòa, "âm" tính. Trong khi các dân tộc Phương Tây (Âu - Mỹ) chú tâm vào sáng tạo tương lai, sáng tạo và đổi mới không ngừng. Đó là một quá trình “động” liên tục đầy “dương” tính. (*).
Chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa phương Đông bị xem nhẹ nên các cá nhân thường tự hòa mình vào tập thể, ngại nêu quan điểm cá nhân, tâm lý ngại rủi ro, luôn dè dặt với cái mới. Điều đó làm mất đi tính cạnh tranh giữa các cá nhân vốn dĩ là nguồn gốc của sự sáng tạo.
Không tìm được động cơ sáng tạo, ngưởi châu Á dần biến nó thành một nếp nghĩ lối mòn và từ đó đào tạo nên những thế hệ thiếu sự sáng tạo.
Đơn cử trong ngành giáo dục, phương pháp học tập thụ động ở cả người dạy lẫn người học “thầy nói - trò nghe” đã làm dập tắt sự khao khát tìm hiểu, sáng tạo ở mỗi cá nhân. Mỗi lần làm tập làm văn, chúng ta bắt buộc phải làm theo những bài văn mẫu. Thế nào là mẫu cho sự sáng tạo? Ngay ở người học cũng thiếu sự chủ động, chúng ta chỉ nghe những gì thầy cô cung cấp, mà thiếu chủ động tìm hiểu, học hỏi thêm…
Trong các đức tính châu Á, “sáng tạo” không được đặt lên hàng đầu. Chúng ta tôn trọng những người “cần cù bù thông minh”, “ cần, kiệm, liêm, chính”… nhưng chúng ta chưa thật sự quan tâm tới sáng tạo.
Đối với người châu Á, sáng tạo là một cái gì đó xa xỉ, họ thường đánh đồng “cải tiến” với “sáng tạo”. Một cái gì cải tiến từ một cái đã có, được cho là sáng tạo. Đối với phương Tây, tiêu chuẩn đặt ra cho “sáng tạo” cao hơn. Chính động lực này thôi thúc họ không ngừng tìm ra cái mới.
Nói thế cũng không thể đánh đồng tất cả người châu Á đều không sáng tạo. Chúng ta vẫn có những tác phẩm xuất chúng, những khám phá khiến phương Tây kinh ngạc… nhưng nhìn chung người châu Á chúng ta đã chưa có cái nhìn đúng về sự sáng tạo. Chúng ta thường làm thui chột những tài năng như vậy.
Môt công trình mới vừa nghiên cứu xong, chẳng bao lâu đã có hàng giả, hàng nhái ngoài thị trường? Hệ thống pháp luật không chặt chẽ, nhận thức về sở hữu trí tuệ kém là một trong những yếu tố làm người châu Á ngại “sáng tạo”.
Sáng tạo không ngừng là bản sắc và giá trị chủ đạo của văn hoá Phương Tây. Tính sáng tạo này gắn liền với nếp tư duy và hành động thực tiễn của họ .(*)
Đến khi nào người châu Á chúng ta sáng tạo hơn? Đó là một câu hỏi mà tự mỗi chúng ta cần giải đáp cho chính mình.

(*) theo Lương Văn Kế, TSKH, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội

Hồ Thành Tâm (STSV)

2 comments to "Ta cần sáng tạo!"

  1. thường nhiên says:

    Vốn dĩ từ nhỏ chúng ta đã là một thiên tài, chúng ta sỡ hữu một bộ não hoàn hảo, nhưng dần dần trong lò luỵện của trường học với các môn học " Toán Lý Hóa..." đòi hỏi sự hoạt động nhiều của não trái, thì não phải đặc trưng của sự sáng tạo và mơ mộng lại không có đất dụng võ.
    hãy chơi những trò chơi để vận dụng não phải và biến nó mạnh ngang bằng với não trái, bởi vì cũng giống như chạy bộ chạy bằng 2 chân chắc chắn sẽ nhanh hơn là chạy lò cò 1 chân => muốn thành công phải hãy phát huy use tối đa công suất của cả 2 bán cầu não.
    Mong STSV tiếp tục loạt bài để phát triển và tận dụng não phải, một khía cạnh mới mà không phải ai cũng biết hiểu!
    Thân!

  2. hang says:

    co the ban noi dung. nguoi viet nam van con qua e de trong viec sang tao, dong gop nhung y kien-thu ma xa hoi hien dai rat can. The he tre chung ta tai sao khong tu vuot ­qua chinh minh,cung chia se uoc mo, cung gop nh­ung y tuong, thao luan tren cac dien dan. Viet nam co dan so tre, do la mot loi the boi tan suat xuat hien nhung y tuong o gioi tre la lon hon rat nhieu. Hay tu tin va the hien chinh minh cac ban nhe!

Leave a comment