“Em đã tốt nghiệp, nghĩa là đạt mọi yêu cầu của nhà trường đề ra, nay muốn khởi nghiệp, xây dựng tương lai. Sao nhà tuyển dụng cứ đòi hỏi em phải có kinh nghiệm làm việc. Em là sinh viên mới ra trường làm sao có kinh nghiệm làm việc được?”.
Một lần sau buổi tiếp giữa nhà tuyển dụng với sinh viên, một sinh viên bức xúc nói với tôi như vậy.
Nỗi bức xúc này không phải cá biệt nhưng nhà tuyển dụng có cái lý của họ. Đó là họ muốn biết ứng viên ngoài việc học kiến thức tại trường thì có từng được thử thách ngoài đời hay không, như từng đi thử việc để học hỏi kinh nghiệm, đi làm kiếm sống, tham gia hoạt động xã hội…Nhà tuyển dụng tin chắc rằng tất cả cơ hội cọ xát đó sẽ giúp thanh niên trưởng thành hơn, rèn luyện được kĩ năng sống như khả năng giao tiếp, ứng xử, sự tự tin, tính quyết đoán, tính tự lập… Đó chính là điều mà phần lớn thanh niên khi chuẩn bị cho tương lai của mình lúc còn đi học đã chưa ý thức được.
Về việc chuẩn bị cho tương lai, có thể hình dung trong thanh niên hiện nay có 4 nhóm nhận thức sau:
1. Nhóm không cần nghĩ đến tương lai: nhóm này quan niệm cứ biết sống cho hôm nay đã. Có thể tin rằng nhóm này rất nhỏ bởi kiểu sống không cần biết nghĩ đến ngày mai là xa lạ với mọi thanh niên có giáo dục.
2. Nhóm cho rằng tương lai của mình không do mình quyết định: nhóm này cũng tương đối đông, gồm những thanh niên mơ hồ về tương lai, thụ động chờ đợi người khác, chờ xã hội “lo giùm” tương lai cho mình. Có nữ sinh mê nấu ăn, nấu ăn khéo, đám giỗ nào trong nhà cũng ra tay sắp xếp, nấu nướng đâu ra đấy, thực khách đều khen. Bạn này có học lực trung bình nên có ý định chọn nghề mở nhà hàng. Vậy mà khi cha mẹ phản đối ý định đó, bắt chọn ngành Y thì lẳng lặng chiều lòng ba mẹ để rồi liên tục thi rớt. Có nam sinh học đến lớp 11 rồi mà cha mẹ hỏi sau này định làm gì thì hồn nhiên trả lời “con chưa biết”, bị cha mẹ rầy la chừng đó mà còn vô lo thì lý sự lại là “giày dép còn có số nữa là con”.
3. Nhóm nghĩ rằng cứ học thật giỏi thì tương lai sẽ tốt đẹp: số này khá phổ biến, họ chúi mũi suốt ngày vào việc học chính khóa và học thêm. Họ cho rằng mọi hoạt động từ văn nghệ, thể thao sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động cộng đồng…là vô bổ, mất thì giờ. Với nhóm này, điểm cao là mục đích của việc học, là đảm bảo cho một tương lai tốt. Trong số này nhiều người học rất giỏi, giỏi cả ngoại ngữ lẫn vi tính, tốt nghiệp loại giỏi. Có lần, một đồng nghiệp làm hiệu trưởng lâu năm ở một trường trung học phổ thống có tiếng của thành phố nhận xét: “Điểm lại thì các em giỏi nhất của trường khi ra trường lại không phải là các em thành đạt nhất. Hình như các em còn thiếu thiếu cái gì đó để làm nên sự nghiệp lớn”.
4. Nhóm cho rằng cần chuẩn bị nhiều thứ khác nữa cho tương lai: số này đông đảo nhưng ít em nhận rõ những “thứ khác” đó là gi để chuẩn bị ngay từ lúc còn trong trường. Một thực tế là trường học chưa tư vấn gì nhiều để giúp các em. Vậy là các em cứ tự phát chuẩn bị thứ mình cho là còn thiếu: người thì đi làm thêm để kiếm kinh nghiệm lại có thêm tiền, người thì lo mở rộng giao thiệp để có nhiều mối quan hệ xã hội nhằm sau này có nhiều mối làm ăn, người thì tham gia các hoạt động đội nhóm để có thói quen làm việc nhóm, một số em còn tập hợp nhau lại để mở một cơ sở kinh doanh nhỏ…
Rất cần một cơ hội để thanh niên trao đổi với nhau về những suy nghĩ và chuẩn bị của mình về tương lai, để những người có kinh nghiệm sống hay đã thành đạt chia sẻ với các em về những trải nghiệm của mình, gợi ý các em cách chuẩn bị cho tương lai ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó sẽ là cách thiết thực giúp thanh niên - đối tượng được đặt ở vị trí trung tâm của chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người hiện nay - chuẩn bị cho tương lai của mình. …Đừng để thanh niên cảm thấy mình hình như đang “thiếu thiếu một cái gì đó” để khởi nghiệp.
Một lần sau buổi tiếp giữa nhà tuyển dụng với sinh viên, một sinh viên bức xúc nói với tôi như vậy.
Nỗi bức xúc này không phải cá biệt nhưng nhà tuyển dụng có cái lý của họ. Đó là họ muốn biết ứng viên ngoài việc học kiến thức tại trường thì có từng được thử thách ngoài đời hay không, như từng đi thử việc để học hỏi kinh nghiệm, đi làm kiếm sống, tham gia hoạt động xã hội…Nhà tuyển dụng tin chắc rằng tất cả cơ hội cọ xát đó sẽ giúp thanh niên trưởng thành hơn, rèn luyện được kĩ năng sống như khả năng giao tiếp, ứng xử, sự tự tin, tính quyết đoán, tính tự lập… Đó chính là điều mà phần lớn thanh niên khi chuẩn bị cho tương lai của mình lúc còn đi học đã chưa ý thức được.
Về việc chuẩn bị cho tương lai, có thể hình dung trong thanh niên hiện nay có 4 nhóm nhận thức sau:
1. Nhóm không cần nghĩ đến tương lai: nhóm này quan niệm cứ biết sống cho hôm nay đã. Có thể tin rằng nhóm này rất nhỏ bởi kiểu sống không cần biết nghĩ đến ngày mai là xa lạ với mọi thanh niên có giáo dục.
2. Nhóm cho rằng tương lai của mình không do mình quyết định: nhóm này cũng tương đối đông, gồm những thanh niên mơ hồ về tương lai, thụ động chờ đợi người khác, chờ xã hội “lo giùm” tương lai cho mình. Có nữ sinh mê nấu ăn, nấu ăn khéo, đám giỗ nào trong nhà cũng ra tay sắp xếp, nấu nướng đâu ra đấy, thực khách đều khen. Bạn này có học lực trung bình nên có ý định chọn nghề mở nhà hàng. Vậy mà khi cha mẹ phản đối ý định đó, bắt chọn ngành Y thì lẳng lặng chiều lòng ba mẹ để rồi liên tục thi rớt. Có nam sinh học đến lớp 11 rồi mà cha mẹ hỏi sau này định làm gì thì hồn nhiên trả lời “con chưa biết”, bị cha mẹ rầy la chừng đó mà còn vô lo thì lý sự lại là “giày dép còn có số nữa là con”.
3. Nhóm nghĩ rằng cứ học thật giỏi thì tương lai sẽ tốt đẹp: số này khá phổ biến, họ chúi mũi suốt ngày vào việc học chính khóa và học thêm. Họ cho rằng mọi hoạt động từ văn nghệ, thể thao sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động cộng đồng…là vô bổ, mất thì giờ. Với nhóm này, điểm cao là mục đích của việc học, là đảm bảo cho một tương lai tốt. Trong số này nhiều người học rất giỏi, giỏi cả ngoại ngữ lẫn vi tính, tốt nghiệp loại giỏi. Có lần, một đồng nghiệp làm hiệu trưởng lâu năm ở một trường trung học phổ thống có tiếng của thành phố nhận xét: “Điểm lại thì các em giỏi nhất của trường khi ra trường lại không phải là các em thành đạt nhất. Hình như các em còn thiếu thiếu cái gì đó để làm nên sự nghiệp lớn”.
4. Nhóm cho rằng cần chuẩn bị nhiều thứ khác nữa cho tương lai: số này đông đảo nhưng ít em nhận rõ những “thứ khác” đó là gi để chuẩn bị ngay từ lúc còn trong trường. Một thực tế là trường học chưa tư vấn gì nhiều để giúp các em. Vậy là các em cứ tự phát chuẩn bị thứ mình cho là còn thiếu: người thì đi làm thêm để kiếm kinh nghiệm lại có thêm tiền, người thì lo mở rộng giao thiệp để có nhiều mối quan hệ xã hội nhằm sau này có nhiều mối làm ăn, người thì tham gia các hoạt động đội nhóm để có thói quen làm việc nhóm, một số em còn tập hợp nhau lại để mở một cơ sở kinh doanh nhỏ…
Rất cần một cơ hội để thanh niên trao đổi với nhau về những suy nghĩ và chuẩn bị của mình về tương lai, để những người có kinh nghiệm sống hay đã thành đạt chia sẻ với các em về những trải nghiệm của mình, gợi ý các em cách chuẩn bị cho tương lai ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó sẽ là cách thiết thực giúp thanh niên - đối tượng được đặt ở vị trí trung tâm của chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người hiện nay - chuẩn bị cho tương lai của mình. …Đừng để thanh niên cảm thấy mình hình như đang “thiếu thiếu một cái gì đó” để khởi nghiệp.
TS Hồ Thiệu Hùng (Báo Tuổi Trẻ ngày 27/10/2008)
Võ Hồng Nhung (sưu tầm)
0 comments to "Thiếu thiếu cái gì đó"