Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , � Công cụ hoạch định chiến lược – ma trận BCG

Công cụ hoạch định chiến lược – ma trận BCG

Ma trận BCG là công cụ giúp các nhà lãnh đạo định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh doanh, xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường nhằm qua đó đưa ra các quyết định.
BCG là tên của một công ty tư vấn chiến lược của Mỹ, The Boston Consulting Group, được thành lập vào năm 1963. Nhóm tư vấn Boston đã nhanh chóng phát triển ma trận này dựa trên cơ sở kinh nghiệm của chính bản than các nhân viên.
1. Xác lập các thông số của ma trân BCG
Ma trận BCG xem xet hai yếu tố là sự tăng trưởng của thị trường và thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh trong thị trường tương ứng. Vậy để xây dựng được ma trân BCG, ta cần xác định hai thông số là tỷ lệ tăng trưởng của thị trường (%) và thị phần tương đối. Công thức như sau:
Tỷ lệ tăng trưởng = Doanh-số-năm-sauDoanh-số-năm-trước-1 * 100 (%)

Thị phần tương đối = Doanh-số-của-doanh-nghiệpDoanh-số-của-đối-thủ
2. Phân tích ma trận BCG
Ma trận BCG gồm 4 nhóm chính:
• Nhóm I: Cash Cows
• Nhóm II: Stars
• Nhóm III: Question Marks
• Nhóm IV: Dogs
a) Cash Cows:
Hay còn gọi là nhóm bò sữa. Tại vị trí này, ta thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng của thị trường (%) là thấp, trong khi phần chiếm lĩnh thị trường tương đối cao.
Điều này chứng tỏ những sản phẩm thuộc nhóm này có thị phần rất cao trong một thị trường không còn tăng trưởng hay đã bảo hòa. Do đó định hướng chiến lược cho vị trí này thường là tranh thủ lợi nhuận, không đầu tư thêm nữa nhằm tối đa lợi nhuận.
b) Stars:
Đây là vị trí doanh nghiệp có thế mạnh, dẫn đầu thị phần trong một thị trường đầy triển vọng .
Để bảo vệ vị trí của mình, các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược ổn định – phát triển, bằng cách tiếp tục đầu tư cải tiến sản phẩm nhằm duy trì chiến lược ưu việt của sản phẩm. Đồng thời tranh thủ lợi thế về quy mô sản xuất lớn để hạ giá thành, duy trì lợi thế về mặt giá thành.
Trong trường hợp này, các doanh nghiệp có thể di chuyển một số sản phẩm chiến lược từ nhòm bò sữa sang nhóm ngôi sao nhằm gia tăng thị phần chiếm lĩnh, tối đa hóa khả năng sinh lời, củng cố vị thế doanh nghiệp. Nhưng để hiện thực hóa chiến lược thì đòi hỏi doanh nghiệp cần nhiều vốn đầu tư và nâng cao trình độ quản lý.
c) Question Marks:
Các sản phẩm thuộc vị trí dấu hỏi thu hút được sự chú ý của các nhà hoạch định chiến lược vì tỷ lệ tăng trưởng của thị trường khá cao, nhưng bênh cạnh đó nó ẩn chứa nhiều rủi ro vì có thị phần thấp.
Nhóm này tập trung chủ yếu các sản phẩm cao cấp, có khả năng sinh lời cao. Rơi vào vị trí này, định hướng chiến lược của doanh nghiệp có thể tìm cách di chuyển sang nhóm ngôi sao, tức là gia tăng thị phần bằng cách cải tiến các hình thức dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung đầu tư để tăng sức cạnh tranh.
d) Dogs:
Trong thực tế, sản phẩm doanh nghiệp có thể bị rơi vào vị trí này với thị phần thấp, không còn tăng trưởng nữa.
Thường thì các nhà hoạch định có chiến lược rút lui bằng cách cắt giảm chi phí, cố thu hồi vốn thật nhanh, tập trung đầu tư vào các sản phẩm có tiềm năng hơn, khả năng sinh lời cao. Có thể các doanh nghiệp sẽ chuyển phần vốn đó vào đầu tư cho nhóm ngôi sao.
Tuy nhiên có một số sản phẩm trong nhóm chó ốm này lại đóng vai trò thiết yếu đối với vị trí của các sản phẩm quan trọng khác của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp sẵn sàn trích lợi nhuận từ nhóm bò sữa hay nhóm ngôi sao để duy trì sản xuất sản phẩm này.
3. Ứng dụng ma trận BCG vào thực tế
Ma trận BCG giúp các doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính hay vốn đầu tư. Và nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đi theo con đường này để phát triển thành tập đoàn lớn. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công.
Phường pháp ma trận BCG quá đơn giản, không phù hợp với các sản phẩm mới. Đánh giá về tiềm năng và sự phát triển của sản phẩm chỉ dựa trên hai yếu tố tỷ lệ tăng trưởng thị trường và thị phần chiếm lĩnh là chưa đầy đủ. Phương pháp ma trận BCG phân tích chủ yếu dựa trên dữ liệu quá khứ. Ví dụ như trường hợp của Sabeco, doanh nghiệp hàng đầu tronh lĩnh vực nước giải khát ở Việt Nam.
Theo nguồn từ Tạp chí Thành Đạt, công ty Sabeco có sức cạnh tranh ngang ngửa các nhãn bia trên thế giới trong thị trường nội địa. Công ty này đã vắt sữa bò từ hoạt động kinh doanh bia, nước giải khát để đầu tư cho các ngôi sao là chứng khoán, địa óc và một số dấu hỏi như du lịch…mong muốn kiếm siêu lợi nhuận. Cách thức này tạo ấn tượng về một tập đoàn kinh doanh hùng mạnh, đa dạng, từ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu.
Tuy nhiên, khi tiếp cận các báo cáo kinh doanh của Sabeco, các nhà đầu tư nhận thấy: vốn điều lệ của công ty là 6000 tỷ đồng nhưng chỉ 1/3 là thuộc lĩnh vực chính đảm bảo phát triển ổn định – bò sữa, càn lại là những ngành không phải thế mạnh nằm trong nhóm ngôi sao và dấu hỏi. Điều đó cho thấy tỷ suất lợi nhuận của tập đoàn là quá thấp so với danh tiếng, rủi ro cao gây thất vọng cho nhà đầu tư. Chưa kể một vài dự án chó ốm chưa được giải quyết, gánh nặng đè lên bò sữa quá lớn.
Một số doanh nghiệp khác như Kinh Đô, REE cũng có hành động tương tự.
Các tập đoàn hàng đầu thế giới đã áp dụng BCG một cách linh động hơn: liên tục đầu tư, bồi bổ cho Bò sữa luôn khỏe mạnh, tạo ra nhiều sữa, chứ không vắt sữa này cho các nhóm Ngôi sao, Dấu hỏi hay Chó ốm. Ví dụ với Samsung, giai đoạn cuối thập niên 90s khi khủng hoảng kinh tế châu Á, tập đoàn này đã tập trung bồi bổ Bò sữa là chip điện tử, khi nó mập mạp hơn thì huy động vốn để phát triển các lĩnh vực khác.
Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng khi sử dụng ma trận BCG để phân bổ nguồn lực. Vì nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định đúng đắn các nhóm sản phẩm. Nhưng bân cạnh đó doanh nghiệp cần dựa vào những nhân tố tác động vi mô lẫn vĩ mô.

Windymymy-STSV
Được thực hiện bởi stsv – www.sangtacsv.com

3 comments to "Công cụ hoạch định chiến lược – ma trận BCG"

  1. Anonymous says:

    bài viết cũng rất đầy đủ nhưng mình muốn hỏi nếu doanh nghiệp đang nằm tại giao điểm ( chính giữa) của bốn ô thì doanh nnghiệp quyết định như thế nào?

  2. Anonymous says:

    Theo mình nghĩ, khi đó doanh nghiệp nên quay về những sản phẩm vốn có lợi thế cạnh tranh của mình.

  3. Anonymous says:

    khi đó DN nên tìm hiểu kỹ về thị trường trước khi ra quyết định

Leave a comment