Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , � Khó khăn và bức xúc của sinh viên tỉnh

Khó khăn và bức xúc của sinh viên tỉnh

Một bạn sinh viên đã tâm sự: “Tôi không may mắn như một số bạn trong lớp là được học ở ngay thành phố quê hương mình, học tập tại nơi mình sinh ra và lớn lên. Tôi là một đứa sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học đại học! Khi còn là những cô cậu học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi vẫn nuôi bao hoài bão cho tương lai: thi đỗ tốt nghiệp, vào trường đại học mình yêu thích... Tôi vẫn nhớ cái cảm giác hồi hộp và lo lắng khi từng ngày chờ đợi điểm thi tuyển đại học. Tôi sẽ không bao giờ quên sự vui sướng tột cùng khi cầm trên tay giấy báo trúng tuyển. Vui sướng lắm. Một phần vì ước mơ của mình đã trở thành hiện thực. Và, đối với những đứa quê mùa như tôi, thì phần lớn là vì ngày mai thôi, tôi sẽ được sống ở một nơi đông đúc tấp nập, một thành phố lớn với những toà nhà cao ngất ngưởng, những siêu thị hiện đại bậc nhất,...tôi sẽ có thêm nhiều thầy mới bạn mới! Nhưng cũng chính lúc này đây, trong đầu óc non nớt của những cô cậu học trò tỉnh lẻ chúng tôi lại bắt đầu có những lo lắng, rằng: Sẽ ở đâu? Và, Bắt đầu cuộc sống tự lập như thế nào? Các trường đại học đều có kí túc xá, nhưng chỉ đáp ứng đủ cho một phần nhỏ số lượng sinh viên thuộc diện chính sách. Còn lại đa số các bạn phải tự đi tìm cho mình những chỗ ở phù hợp, biết là chật đấy, biết là bất tiện đấy, nhưng tiền bố mẹ gửi lên chỉ ở mức ấy, phải khắc phục khó khăn để học tập thôi. Tìm nhà đã khó, tìm được rồi đâu phải đã yên tâm, lại còn luôn luôn lo lắng không biết chủ nhà sẽ đòi nhà lúc nào và cuộc sống tiếp theo ở thành phố sẽ ra sao.” Đó chính là nỗi lo chung của hầu hết các bạn sinh viên ở tỉnh khi tiếp xúc với môi trường mới. Ngoài ra các bạn còn có rất nhiều khó khăn khác đang chờ các bạn. Vậy những khó khăn và bức xúc của các bạn sinh viên ở tỉnh là gì?

Đầu tiên phải nói đến vấn đề nhà trọ. Vấn đề nhà trọ là một vấn đề quan trọng đối với sinh viên ở tỉnh lên , nhất là ở các tỉnh xa , vào thành phố học có biết bao điều đáng phải nói .Qua cuộc trò chuyện với một số bạn, ta cũng nhận thấy được phần nào những khó khăn nan giải ấy . Bạn Diễm (trường cao đẳng kinh tế công nghệ TP . HCM) cho biết : “ lúc đầu tới thành phố thì không biết thành phố như thế nào, trong khoảng thời gian ngắn quá không thể tìm được nhà trọ ngay lập tức , chỉ mong có nhà trọ để ở là được , không có đòi hỏi gì quá cao . Có mấy đứa bạn nó tìm được nhà trọ rồi nhưng không còn chỗ để ở ghép , rồi phải chật vật để đi tìm .” Bạn Hiếu (sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại) kể lại : “ khi từ quê mà vào thành phố , chưa có tìm được nhà để ở , đành phải ở nhờ nhà người bà con , nhưng thái độ của họ chắc là không thích mình cho lắm , vì dân quê mà , hễ có chuyện gì là hỏi đầu này , hỏi dầu nọ , đôi lúc họ khinh ra cả mặt , xem mình không là một cái gì cả đối với họ . Rồi anh trai mình đi tìm nhà trọ , hết chỗ này đến chỗ nọ , có khi chạy tới tối mới về. Ngày nào cũng ngồi chờ tiếng xe về , hay tiếng điện thoại báo , và mỗi lầm anh về thì hớt hải chạy ra cổng mà hỏi “ có chưa anh ?” , rồi anh ấy lắc đầu , đã buồn mà còn buồn thêm ! (thở dài ). Nhiều bạn sinh viên may mắn có bà con hay người quen ở thành phố vào sống nhờ được cái đỡ tốn tiền ăn, tiền nhà trọ nhưng cũng đủ lắm điều bất tiện. Bạn T.V ( trường đại học kinh tế tp Hồ Chí Minh) cho biết: “ nhiều lúc tức không chịu nỗi! đám trẻ con nhà dì ấy vào lục lội tập vở của mình xé tan nát thế nhưng dì ấy không nói tiếng nào! Cũng không biết phải làm sao giờ. Đành ngậm đắng!”

Bạn N.N sinh viên lớp KDQT ( trường đại học kinh tế tp Hồ Chí Minh) cho biết : “trong giảng đường mình có bạn vì không tìm được nhà trọ phù hợp túi tiền đến mức buổi sáng mỗi khi đi học về, bạn ấy phải ở ngoài công viên với một vali đồ, tối đến phải đến ngủ nhờ bạn bè… cũng may là bây giờ bạn ấy đã tìm được chỗ trọ”.

Bạn N sinh viên TM K32 ( trường đại học kinh tế tp Hồ Chí Minh) cho biết: “ tìm mãi mới tìm được một cái nhà trọ ở tận quận 4, mỗi ngày đi học đặc biệt là cơ sở B hay H thì phải đạp xe mệt nghỉ!”

Đó chỉ là một trong số ít lời than vãn của các bạn sinh viên khi từ tỉnh chuyển lên thành phố để học. Quả thật nhà trọ hiện nay quá đắt và bất tiện, không phù hợp với nhu cầu của sinh viên. Đây là một bài toán nan giải cho tất cả các bạn sinh viên và các bạn sắp trở thành sinh viên.

Một khó khăn khác với các bạn sinh viên có lẽ là việc thích nghi vơi môi trường mới. Với nhiều bạn thì việc thích nghi rất dễ dành nhưng cũng có một số bạn thì không được như vậy. Môi trường mới sẽ có rất nhiều mối quan hệ mới, nên việc thích nghi được cũng rất là khó. Trong môi trường năng động mới này nhiều bạn sẽ thấy bị cô lập. một bạn đã bức xúc nói: “Là sinh viên năm 2 có lẽ đối với tôi thành phố này đã quá quen thuộc .Cuộc sống xô bồ nơi đây đã buộc tôi phải sống vội vã,bon chen để mưu sinh ,để ổn định cuộc sống như bao con người khác .Nhưng không biết trong họ có khi nào nổi lên 1 sự ngột ngạt ...muốn giải tỏa ,còn bản thân tôi thì rất nhiều .Cuộc sống xoay vòng theo những vòng quay của bánh xe...lăn đều,lăn đều nhưng cứ phải quay nhanh hơn.Không biết do tự tôi nhận thấy hay đúng là sự thực khi mà trong lớp học vẫn có sự cách biệt giữa sinh viên tỉnh và sinh viên thành phố .Tất nhiên là các bạn thành phố có điều kiện hơn ,hiểu biết nhiều hơn các công nghệ thông tin hiện nay ,có điều kiện học hành tôt hơn ,cũng như có khả năng chi tiêu nhiều hơn nhưng ....Các bạn tán thưởng khi biết tôi đi dạy nhiếu "cua ",tự lo cho cuộc sống của mình mà không biết rằng từ sâu thẳm tôi cũng rất muôn như các bạn ,được tập trung toàn bộ vào học hành.Có những lúc nhớ nhà mà không biét phải làm sao khi quê mình ở rất xa không như các bạn miền Tây.Muốn tìm 1 chỗ nào đó để tạo 1 khoảng khắc cho mình nhưng lại không có không gian .Công viên ư?Đó không phải là nơi vui chơi đơn thuần và đúng nghĩa.Một mình sống trong thành phố này ,đôi lúc sinh viên bị các chủ nhà trọ chèn ép là chuyện bình thường như ban ngày,nào là tiền nhà ,tiền nước ,tiền điện...Họ luôn có cái nhìn không ,mấy thiện cảm với những sinh viên nghèo ở trọ.” Đồng cảm xúc như vậy còn có nhiều bạn sinh viên nữa.Bạn Mai Trâm ,SV năm nhất khoa cử nhân tiếng Trung,cho biết:"mình cảm thấy người thành phố không mấy thân thiện lắm ,khác hẳn với quê mình.Mình phải luôn chật vật với chuyện nhà cửa,rất nhớ nhà ,và không biết vui chơi giải trí ở đâu ngoài tiệm net,không thể chuyên tâm học hành.”

Ngoài ra, chi phí để trang trải trong suốt quá trình học tập cũng đang là một gánh nặng kinh hoàng của sinh viên hiện nay. Họ phải đối diện với hàng lọat thứ tiền: học phí, tiền trọ, tiền ăn, tiền sách vỡ, học thêm, giải trí… Khi cuộc sống “đụng vào đâu cũng phải tốn tiền” thì sự túng thiếu là điều hiển nhiên với nhiều người, tuy nhiên đối với sinh viên hiện nay sự túng thiếu càng thêm nghiêm trọng, thậm chí trở thành nỗi sợ và ám ảnh các bạn trong từng giấc ngủ. Vì vậy, ngày càng nhiều sinh viên phải lao vào cuộc kiếm sống bon chen, chạy ngược chạy xuôi làm thêm với mọi công việc. Khi còn trong vòng tay chở che của gia đình, mẹ cha chăm lo cho từng bữa ăn từng giấc ngủ, từ miếng cơm manh áo đều đựoc mẹ cha quan tâm. Nhưng khi học xa nhà, các bạn phải tự lo cho bản thân mình, tự chăm sóc, tự làm tất cả mọi việc chứ không thể cậy nhờ được nữa. Thêm vào đó, mức chi tiêu ở mỗi vùng khác nhau, ở thành phố cái gì cũng đắt đỏ hơn nhiều so với ở quê, vì vậy, ai cũng phải cân nhắc khi chi tiêu hàng ngày. Cũng như tất cả mọi người các bạn cũng có rất nhiều những nhu cầu riêng, nhưng những nhu cầu ấy chỉ được đáp ứng một phần nhỏ mà thôi. Mỗi người trong các bạn lại có một hoàn cảnh khác nhau, người thì bố mẹ khá giả gửi lên cho nhiều tiền chi tiêu, người thì phải bóp mồm bóp miệng suốt cả tháng vì bố mẹ ở quê cũng rất khó khăn. Nhưng dù thế nào thì mỗi bạn cũng phải tự tính toán việc tiêu pha như thế nào cho phù hợp.

Giá cả đang leo thang hiện nay là nỗi lo chung của nhiều người, trong đó cũng có các bạn sinh viên. Nhà trọ tăng giá, chi phí sinh hoạt cũng tăng lên rất nhiều chính vì vậy mà khoản chi tiêu cho ăn uống của sinh viên bị cắt bớt rất nhiều . Trước đây, một phần ăn sáng của sinh viên thường có giá 3 ngàn đồng/phần, cơm trưa và tối có giá từ 5 tới 6 ngàn đồng/phần ăn cũng no. Nhưng hiện nay, một đĩa cơm có giá từ 8 - 10 ngàn đồng nhiều khi ăn cũng chỉ đủ no chứ lấy đâu ra ngon. Một sinh viên Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai (ở phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa) tâm sự: "Trước đây phòng mình hay được ăn thịt heo và đồ ăn ngon, nhưng giờ thì thường xuyên phải mua đậu hũ. Đó là chưa kể một bình gas mini cũng tăng từ 3 lên 4 ngàn đồng/bình". Với những nỗi lo thường xuyên như vậy thì sinh viên liệu có thể tập trung vào việc học được không?

Một khó khăn hiện nay mà các bạn sinh viên cũng rất lo lắng đó chính là sự chênh lệch trình độ giữa các bạn sinh viên tỉnh và sinh viên thành phố. “ Nhiều bạn sinh viên thành phố được trang bị một vốn tiếng Anh khá lưu loát nhưng đối với sinh viên tỉnh như tụi mình thì đó là một nỗi khổ! Nhiều bạn vì mặc cảm nên bỏ giờ tiếng Anh vì thấy bạn mình nói tốt quá mà mình thì không theo kịp”. Đó là suy nghĩ tiêu cực của rất nhiều bạn sinh viên. Các bạn chỉ mặc cảm và tự ti bởi những mặ yếu của mình mà không thấy được mặt mạnh của mình. Các bạn có sự siêng năng, cần cù, có nghị lực và tinh thần cầu tiến. Nếu phát huy tốt những mặt đó thì tương lai của các bạn sẽ rất phát triển.

Một điều đáng lo ngại cho sự phát triển sinh viên hiện nay đó chính là những cám dỗ xung quanh các bạn. Ai cũng biết, nơi thành thị luôn có rất nhiều cạm bẫy, rất nhiều tệ nạn. Và càng ngày những cạm bẫy, những tệ nạn ấy càng xâm nhập nhiều vào các cổng trường đại học. Các bạn, mỗi người một tính cách, mỗi người một lập trường riêng, cho nên cách các bạn tiếp nhận hiện thực cuộc sống cũng không giống nhau. Đáng buồn là có một bộ phận không nhỏ trong các bạn đã không thể vượt qua được những cám dỗ đó, đã lún sâu vào các cạm bẫy và tệ nạn xã hội, rồi dần dần tự hủy hoại bản thân cũng như tương lai của mình và gia đình mình. Trong thực tế, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều bạn sinh viên ngày đêm lao vào những tệ nạn như: cờ bạc, rượu chè, ma túy...Các bạn đã phụ lòng cha mẹ, quên đi bao khó nhọc mà cha mẹ mình phải trải qua để nuôi mình thành người và cho mình ăn học tới nơi tới chốn.

Đó chính là một trong những khó khăn mà các bạn sinh viên tỉnh thường gặp khi lên thành phố học. Có không ít bạn đã bị những khó khăn này làm gục ngã nhưng cũng có nhiều bạn đã vượt qua những khó khăn này để mở ra một tương lai tươi sáng hơn. Như bạn Nguyễn Bảo Khánh ( đại học Ngoại Thương) đã nói: “Các bạn đừng sợ khó khăn. Khó khăn chính là động lực thúc đẩy mình đi lên. Như con diều muốn bay lên phải nhờ vào ngọn gió ngược chứ không phải ngọn gió xuôi”. Tôi tin rằng các bạn và tôi sẽ là góp phần cho đất nước ngày một giàu mạnh hơn, nước Việt Nam sẽ có thể sánh vai với các cường quốc năm châu đúng như mong muốn của Bác.



Vũ Thị Thanh Loan



4 comments to "Khó khăn và bức xúc của sinh viên tỉnh"

  1. Anonymous says:

    Cũng là một sinh viên tỉnh, tôi đồng cảm với những gì mà bài viết này đã dẫn

  2. MNWR says:

    em có 1 bạn cũng lên Tp học, bạn đó tội lắm, năm ngoái ba bạn mất, mọi thứ đều chờ anh chị bạn ấy chu cấp...mà họ có gia đình riêng của họ nên...mẹ bạn ấy thì đâu có đi làm được nên...tội cho những SV có hoàn cảnh khó khăn lắm...Nghe nói nhà nước có ngân sách trợ cấp cho SV cũng mừng phần nào...mặc dù chẳng thể thấm vào đâu...

  3. Anonymous says:

    tôi cũng là một sinh viên tỉnh lẻ. điều tôi thấy sợ nhất đó là cám dỗ của cuộc sống nơi đô thị như bài báo đã viết.

  4. Anonymous says:

    Đó là một thực trạng mà các ban sinh viên ở các tỉnh lẻ đên, đặc biệt là đối với cac bạn có hoàn cảnh khó khăn. các bạn phải lo từng đồng tiền để lo toan cho cuộc sông sinh viên. dây là sự độc lập, bắt đầu biết đứng lên để lo toan cho cuộc sống sinh viên của mình. có những lúc đồng tiền nó thường quay xung quanh đầu chúng ta, song tôi nghĩ dù thế nao thì các bạn vẫn mang trong mình một nhệt huyết của tuổi trẻ. đó là những con đường đầy trông gai nhưng nó lại rèn đúc chco chunhs ta trưởng thành

Leave a comment