Buổi triển lãm “Chăm – giữa dòng Sài Gòn” vừa diễn ra trong khuôn khổ hoạt động giới thiệu với các bạn sinh viên một cộng đồng dân tộc với những nét văn hóa lâu đời và đặc sắc – dân tộc Chăm. Thông qua những hình ảnh, thông tin, vật dụng trưng bày, buổi triển lãm mang đến cho SV một cơ hội tuyệt vời để có thể tìm hiểu về Văn hóa Chăm cũng như Kinh tế Chăm một cách trực tiếp nhất, sinh động nhất ngay tại khuôn viên trường cơ sở B. Chương trình diễn ra trong ngày 8, 9, 10/06/2009.
Buổi triển lãm là một chương trình trong toàn bộ dự án “Hỗ trợ kiến thức kinh tế và thúc đẩy sản xuất thổ cẩm Chăm – Golden Looms” nhằm mang lại một cơ hội kinh tế cho HTX Phan Thanh nằm trên Quốc lộ 1, thuộc thôn Cảnh Diễn, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Việc trưng bày và bán những sản phẩm thổ cẩm Phan Thanh sẽ mang lại một hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp HTX có cơ hội vận dụng, kiểm nghiệm những kiến thức của mình kết hợp với những kiến thức về kinh tế thị trường, tài chính được hỗ trợ từ Đội SIFE trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM trong việc quản lý, sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, chương trình cũng giới thiệu hình ảnh và hoạt động của Đội SIFE trường ĐH Kinh Tế đến tất các bạn sinh viên trong trường. Qua đó thu hút sự chú ý và quan tâm của các bạn sinh viên đối với một hình thức hoạt động còn khá mới mẻ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn – đó là xây dựng và thực hiện các dự án kinh doanh vì cộng đồng, góp phần chuẩn bị cho thế hệ những nhà kinh doanh và lãnh đạo kế tiếp tạo ra một thế giới tốt hơn cho mọi người.
Chương trình cũng đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo SV đến tham quan, bởi lẽ, chưa bao giờ SV được tận mắt tiếp xúc, chiêm ngưỡng một nền văn hóa đa màu sắc như văn hóa Chăm ngay tại thành phố Hồ Chí Minh. Dân tộc Việt Nam vốn tự hào là một dân tộc đoàn kết, một gia đình với 54 người anh em, với những bản sắc dân tộc riêng, đặc sắc, và buổi triển lãm lần này đã mang đến cho SV cơ hội được khám phá một trong những nền văn hóa đó.
Võ Hồng Nhung
“Được thực hiện bởi STSV – www.sangtacsv.com”
wow, đúng là tiền bối nhiều kinh nghiệm có khác, viết rất ngắn gọn, trôi chảy và bố cục lạ so với đàn em, học hỏi, cần phải học hỏi tiền bối nhiều