Thành phố đêm về thật lạnh. Gió giăng đầy trên các nhành cây khô khốc, các bóng đèn đường, biển hiệu…và cả trong lòng người. Út gò lưng đạp xe lên con dốc nhỏ, hơi lạnh buôn buốt mặc nhiên đan vào những nan xe đạp rồi mắc luôn ở đó khiến mỗi vòng quay càng thêm khó nhọc.
Cô lên thành phố đã hơn hai năm, cũng thích nghi được nhiều cái nếp sống ở đây. Cuối năm, tức khoảng thời gian này vẫn được xem là mùa cưới, mùa hạnh phúc lứa đôi được viên đầy. Lại một đám cưới nữa trên con đường quen thuộc về khu nhà trọ của Út, đôi nam nữ với nụ cười thật rạng ngời và ấm áp, tiếng nhạc rộn ràng vẳng ra từ nhà hàng. Út khẽ cười, những nốt nhạc nhảy nhót trong trái tim cô gái mười chín tuổi… Cô thường vậy, thích tự mình chìm đắm trong suy nghĩ miên man, thích mơ về một hạnh phúc, mơ về những vòng hoa bé xinh ngày nào… nhưng mơ cũng chỉ là mơ thôi, vì sau khi mơ người ta vẫn phải tỉnh dậy. Dù thế Út vẫn không thể dừng những suy nghĩ của mình, mặc cho khi tỉnh dậy cô lại xót xa nhận ra con đường phía trước…vẫn chưa thành đường. Hai cái thúng và cái đòn gánh buộc chặt phía sau làm chiếc xe cà tàng của Út thêm khốn khổ, ngọn đèn cao thế quệt lên mặt đường hình dáng của một bóng người dài, cong cong đổ về phía trước…
Những cái nắng đổ lửa, những đợt lạnh cắt da cắt thịt của vùng quê nghèo miền Trung vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ của cô. Con bé Út ét ngày nào, người như cái kẹo mà ham chơi thì khỏi nói. Có bữa còn bỏ cả cơm chiều vì mãi chơi thả diều ngoài bãi đất ruộng bỏ hoang nứt nẻ, bị bố phạt quỳ gối một góc, nhìn qua nhà hàng xóm, thấy “tòng phạm” cũng đang nước mắt nước mũi tèm lem. Được người đồng cảnh ngộ, nó cũng thôi thút thít. Một con bé năm tuổi và một thằng nhóc tám tuổi, con bé thì khờ khạo ngố ngố hiền hiền, thằng nhóc lại lăng xa lăng xăng với đủ thứ trò. Con bé chỉ biết gọi thằng nhóc là “anh Bi”. Anh Bi thương bé Út lắm, suốt ngày cứ thấy hai anh em dính lấy nhau. Anh Bi tết cho Út những vòng hoa nhiều màu, con bé đội lên đầu và tự thấy mình là nàng công chúa xinh đẹp. Anh bắt dế cho Út chơi, mấy con dế thật ngộ, cứ kêu “reng réc”, Út thích chí cười khanh khách. Những buổi chiều xuống thật đẹp, nắng chảy lay láng trên con đường làng, trong và vàng ruộm như mật ong…Rồi bé Út vào lớp Một, học chung trường huyện với anh Bi. Út còn nhớ đoạn đường từ nhà đến trường mọc đầy những bông hoa trắng trắng, bé bé, anh Bi nói đó là hoa cúc dại, anh còn nói đó là loài hoa đẹp nhất. Thời gian cứ trôi êm đềm…những bông cúc trắng mỗi sáng đến trường, những buổi chiều chạy chơi trên cánh đồng bỏ hoang, một người anh lúc nào cũng bên cạnh nó… Hết cấp Một, bố mẹ đưa anh Bi lên thành phố học tiếp. Con bé khóc tu tu, nó không muốn anh Bi của nó đi, nó chỉ muốn anh ở nhà chơi với nó thôi. Nhưng đâu có được, vậy là anh Bi đi, nó ở lại. Bé Út lên lớp Hai, con đường nhỏ đầy hoa cúc trắng thiếu bớt một bóng dáng thân quen. Đợt bão lớn làm cả làng Út đã nghèo lại càng nghèo, có những đêm, con bé nghe bố mẹ thầm thì suốt. Út biết các anh chị nó đều đã bỏ học từ lâu, biết nó đã tám tuổi… cái nghèo một ngày hai bữa cơm với tép kho mặn chát đã dạy con bé cách hiểu đời sớm hơn bình thường.
Anh Bi cũng có về thăm nhà, thăm ông bà. Út vẫn còn nhớ cái cảm giác của ngày hôm đó, cái cảm giác đột ngột, vui mừng rồi tắt ngúm đi nhanh chóng, dường như có một khoảng cách. Bỏ học, đi giúp việc cho nhà người quen trên huyện, nỗi tủi hờn xen vào trong nó. Vậy mà anh Bi vẫn như ngày nào, anh động viên, an ủi, kể cho nó nghe những chuyện trên thành phố rồi kết luận “không đâu bằng quê mình hết”. Nó cười, những nụ cười trong quá khứ lại quay trở về, chưa khi nào con bé thấy vui như vậy, mùa hè thật đẹp. Lần thứ hai anh trở về cách lần trước hai năm, khi đó Út mười lăm, còn anh mười tám. Một buổi chiều nắng đẹp như buổi chiều của mười năm trước, bất chợt nó hỏi anh có còn nhớ con đường đầy hoa cúc không? Anh cười và trả lời đối với anh hoa cúc dại vẫn là đẹp nhất.
Vậy mà sau lần đó anh không về nữa, nghe đâu anh lên Đại Học. Út buồn lắm, cái thành phố nhộn nhịp kia đã nuốt chửng anh Bi của nó mất rồi…Những trận thiên tai vẫn đeo bám mảnh đất miền Trung nghèo hèn. Làng Út người ta vào thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống gần nửa, cũng khổ cũng cực nhưng bù lại có miếng ăn, có chút tiền gửi về cho gia đình. Mười bảy tuổi, dành dụm được ít vốn Út đánh liều lên thành phố cùng mấy nhỏ bạn trong làng.
Cái nhà trọ chật chội nhét mấy mạng người, những ngày đầu bon chen buôn bán nơi bến phà bị tụi anh chị dọa dẫm, dằn mặt không cho bán làm Út phát hoảng, lắm lúc muốn bỏ cuộc. Nhưng dần dần mọi chuyện cũng ổn, Út nhanh chóng học được cách để không bị người ta bắt nạt, cô vốn mau thích nghi. Cuộc sống xô bồ làm cô cứng cáp hơn, và cũng chai sạn hơn, để có được khách, để bán được hàng, Út cũng phải như người ta, dữ dằn, sẵn sàng “nghênh chiến”… Thế nhưng dù cuộc đời có nhào nặn thế nào thì cái bên trong con người vẫn là điều khó đổi, cô vẫn là bé Út ngày nào, vẫn đêm về thấm thút nhớ nhà, tủi phận mình, và vẫn luôn nhớ về một người… Ngoài bán ở bến phà buổi sáng, đến trưa cô thường hay chở đôi gánh của mình vào các khu trường phổ thông, đại học kiếm thêm chút đỉnh. Cái nắng Sài Gòn không gay gắt như nắng miền Trung nên Út có thể đứng bán từ trưa đến chiều, và vì một lí do nữa: cô hi vọng rồi một ngày cô sẽ bất ngờ gặp lại anh. Cái ngày đó vậy mà cũng đến thật, Út nhận ra anh giữa đám đông, anh cao hơn lúc trước nhưng gầy đi nhiều, cuộc sống ở đây chắc cũng không dễ dàng. Nhưng cô không thể cất tiếng gọi anh, cái cảm giác tủi hờn năm xưa lại len vào. Anh lướt qua cô đang đứng cứng đơ như trời trồng, anh không thấy. Con đường về ngập tràn màu hạnh phúc, Út đã tìm thấy anh Bi của mình, những kỉ niệm thời thơ ấu như có sức mạnh vô hình, vỗ về làm dịu đi bao nhọc nhằn lo toan. Cô đều đặn đến trường anh, dù không thể tự xua tan cái mặc cảm, Út vẫn hi vọng anh sẽ nhìn thấy cô, rồi như ngày xưa, cách đây sáu năm, anh sẽ vui mừng chạy đến bên cô, giúp cô quên đi nỗi tự ti con nít và nói cho cô nghe “không đâu bằng quê mình hết”.
Hơn một tháng mong chờ, anh cuối cùng đã xuất hiện ngay trước mặt cô, nét ngỡ ngàng hiện rõ trên khuôn mặt anh, cô lặng người chờ đợi…nhưng không có gì xảy ra, anh quay đi nhanh chóng…nắng Sài Gòn phũ phàng quá. Những vòng quay bánh xe thật nặng nề, đôi gánh vẫn còn hơn nữa…cuộc đời này đã dạy cô nhiều thứ, nên cô hiểu chuyện gì đã xảy ra, cười thầm. Yêu một người là đau khổ, đau khổ hơn khi không nên yêu mà cứ cố yêu.
Út vẫn đến trường anh, không cần gì nhiều, chỉ để được thấy anh và tự hồi tưởng lại những ngày thơ ấu. Có lúc cô nghĩ, cái nắng vàng như mật ong ngày xưa ấy, khi anh Bi cõng bé Út trên vai, nếu đem quấn vào một chiếc que rồi mút như mút kẹo thì chắc chắn phải ngọt lắm. Nhưng xa rồi…cô nhớ lời một bài hát dễ thương tình cờ nghe được:
“Tuổi thơ tựa như giấc mơ
Diều bay vội qua cánh đồng
Chuyện ngày hôm qua chơi rượt bắt, tay với sao không đến anh
Rồi khi ngày mưa gió qua, chợt mang tuổi thơ đi mất
Mang cả một người ở bên cạnh nhà theo gió xa em mất rồi…”
Thành phố đêm về thật lạnh.
Cô lên thành phố đã hơn hai năm, cũng thích nghi được nhiều cái nếp sống ở đây. Cuối năm, tức khoảng thời gian này vẫn được xem là mùa cưới, mùa hạnh phúc lứa đôi được viên đầy. Lại một đám cưới nữa trên con đường quen thuộc về khu nhà trọ của Út, đôi nam nữ với nụ cười thật rạng ngời và ấm áp, tiếng nhạc rộn ràng vẳng ra từ nhà hàng. Út khẽ cười, những nốt nhạc nhảy nhót trong trái tim cô gái mười chín tuổi… Cô thường vậy, thích tự mình chìm đắm trong suy nghĩ miên man, thích mơ về một hạnh phúc, mơ về những vòng hoa bé xinh ngày nào… nhưng mơ cũng chỉ là mơ thôi, vì sau khi mơ người ta vẫn phải tỉnh dậy. Dù thế Út vẫn không thể dừng những suy nghĩ của mình, mặc cho khi tỉnh dậy cô lại xót xa nhận ra con đường phía trước…vẫn chưa thành đường. Hai cái thúng và cái đòn gánh buộc chặt phía sau làm chiếc xe cà tàng của Út thêm khốn khổ, ngọn đèn cao thế quệt lên mặt đường hình dáng của một bóng người dài, cong cong đổ về phía trước…
Những cái nắng đổ lửa, những đợt lạnh cắt da cắt thịt của vùng quê nghèo miền Trung vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ của cô. Con bé Út ét ngày nào, người như cái kẹo mà ham chơi thì khỏi nói. Có bữa còn bỏ cả cơm chiều vì mãi chơi thả diều ngoài bãi đất ruộng bỏ hoang nứt nẻ, bị bố phạt quỳ gối một góc, nhìn qua nhà hàng xóm, thấy “tòng phạm” cũng đang nước mắt nước mũi tèm lem. Được người đồng cảnh ngộ, nó cũng thôi thút thít. Một con bé năm tuổi và một thằng nhóc tám tuổi, con bé thì khờ khạo ngố ngố hiền hiền, thằng nhóc lại lăng xa lăng xăng với đủ thứ trò. Con bé chỉ biết gọi thằng nhóc là “anh Bi”. Anh Bi thương bé Út lắm, suốt ngày cứ thấy hai anh em dính lấy nhau. Anh Bi tết cho Út những vòng hoa nhiều màu, con bé đội lên đầu và tự thấy mình là nàng công chúa xinh đẹp. Anh bắt dế cho Út chơi, mấy con dế thật ngộ, cứ kêu “reng réc”, Út thích chí cười khanh khách. Những buổi chiều xuống thật đẹp, nắng chảy lay láng trên con đường làng, trong và vàng ruộm như mật ong…Rồi bé Út vào lớp Một, học chung trường huyện với anh Bi. Út còn nhớ đoạn đường từ nhà đến trường mọc đầy những bông hoa trắng trắng, bé bé, anh Bi nói đó là hoa cúc dại, anh còn nói đó là loài hoa đẹp nhất. Thời gian cứ trôi êm đềm…những bông cúc trắng mỗi sáng đến trường, những buổi chiều chạy chơi trên cánh đồng bỏ hoang, một người anh lúc nào cũng bên cạnh nó… Hết cấp Một, bố mẹ đưa anh Bi lên thành phố học tiếp. Con bé khóc tu tu, nó không muốn anh Bi của nó đi, nó chỉ muốn anh ở nhà chơi với nó thôi. Nhưng đâu có được, vậy là anh Bi đi, nó ở lại. Bé Út lên lớp Hai, con đường nhỏ đầy hoa cúc trắng thiếu bớt một bóng dáng thân quen. Đợt bão lớn làm cả làng Út đã nghèo lại càng nghèo, có những đêm, con bé nghe bố mẹ thầm thì suốt. Út biết các anh chị nó đều đã bỏ học từ lâu, biết nó đã tám tuổi… cái nghèo một ngày hai bữa cơm với tép kho mặn chát đã dạy con bé cách hiểu đời sớm hơn bình thường.
Anh Bi cũng có về thăm nhà, thăm ông bà. Út vẫn còn nhớ cái cảm giác của ngày hôm đó, cái cảm giác đột ngột, vui mừng rồi tắt ngúm đi nhanh chóng, dường như có một khoảng cách. Bỏ học, đi giúp việc cho nhà người quen trên huyện, nỗi tủi hờn xen vào trong nó. Vậy mà anh Bi vẫn như ngày nào, anh động viên, an ủi, kể cho nó nghe những chuyện trên thành phố rồi kết luận “không đâu bằng quê mình hết”. Nó cười, những nụ cười trong quá khứ lại quay trở về, chưa khi nào con bé thấy vui như vậy, mùa hè thật đẹp. Lần thứ hai anh trở về cách lần trước hai năm, khi đó Út mười lăm, còn anh mười tám. Một buổi chiều nắng đẹp như buổi chiều của mười năm trước, bất chợt nó hỏi anh có còn nhớ con đường đầy hoa cúc không? Anh cười và trả lời đối với anh hoa cúc dại vẫn là đẹp nhất.
Vậy mà sau lần đó anh không về nữa, nghe đâu anh lên Đại Học. Út buồn lắm, cái thành phố nhộn nhịp kia đã nuốt chửng anh Bi của nó mất rồi…Những trận thiên tai vẫn đeo bám mảnh đất miền Trung nghèo hèn. Làng Út người ta vào thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống gần nửa, cũng khổ cũng cực nhưng bù lại có miếng ăn, có chút tiền gửi về cho gia đình. Mười bảy tuổi, dành dụm được ít vốn Út đánh liều lên thành phố cùng mấy nhỏ bạn trong làng.
Cái nhà trọ chật chội nhét mấy mạng người, những ngày đầu bon chen buôn bán nơi bến phà bị tụi anh chị dọa dẫm, dằn mặt không cho bán làm Út phát hoảng, lắm lúc muốn bỏ cuộc. Nhưng dần dần mọi chuyện cũng ổn, Út nhanh chóng học được cách để không bị người ta bắt nạt, cô vốn mau thích nghi. Cuộc sống xô bồ làm cô cứng cáp hơn, và cũng chai sạn hơn, để có được khách, để bán được hàng, Út cũng phải như người ta, dữ dằn, sẵn sàng “nghênh chiến”… Thế nhưng dù cuộc đời có nhào nặn thế nào thì cái bên trong con người vẫn là điều khó đổi, cô vẫn là bé Út ngày nào, vẫn đêm về thấm thút nhớ nhà, tủi phận mình, và vẫn luôn nhớ về một người… Ngoài bán ở bến phà buổi sáng, đến trưa cô thường hay chở đôi gánh của mình vào các khu trường phổ thông, đại học kiếm thêm chút đỉnh. Cái nắng Sài Gòn không gay gắt như nắng miền Trung nên Út có thể đứng bán từ trưa đến chiều, và vì một lí do nữa: cô hi vọng rồi một ngày cô sẽ bất ngờ gặp lại anh. Cái ngày đó vậy mà cũng đến thật, Út nhận ra anh giữa đám đông, anh cao hơn lúc trước nhưng gầy đi nhiều, cuộc sống ở đây chắc cũng không dễ dàng. Nhưng cô không thể cất tiếng gọi anh, cái cảm giác tủi hờn năm xưa lại len vào. Anh lướt qua cô đang đứng cứng đơ như trời trồng, anh không thấy. Con đường về ngập tràn màu hạnh phúc, Út đã tìm thấy anh Bi của mình, những kỉ niệm thời thơ ấu như có sức mạnh vô hình, vỗ về làm dịu đi bao nhọc nhằn lo toan. Cô đều đặn đến trường anh, dù không thể tự xua tan cái mặc cảm, Út vẫn hi vọng anh sẽ nhìn thấy cô, rồi như ngày xưa, cách đây sáu năm, anh sẽ vui mừng chạy đến bên cô, giúp cô quên đi nỗi tự ti con nít và nói cho cô nghe “không đâu bằng quê mình hết”.
Hơn một tháng mong chờ, anh cuối cùng đã xuất hiện ngay trước mặt cô, nét ngỡ ngàng hiện rõ trên khuôn mặt anh, cô lặng người chờ đợi…nhưng không có gì xảy ra, anh quay đi nhanh chóng…nắng Sài Gòn phũ phàng quá. Những vòng quay bánh xe thật nặng nề, đôi gánh vẫn còn hơn nữa…cuộc đời này đã dạy cô nhiều thứ, nên cô hiểu chuyện gì đã xảy ra, cười thầm. Yêu một người là đau khổ, đau khổ hơn khi không nên yêu mà cứ cố yêu.
Út vẫn đến trường anh, không cần gì nhiều, chỉ để được thấy anh và tự hồi tưởng lại những ngày thơ ấu. Có lúc cô nghĩ, cái nắng vàng như mật ong ngày xưa ấy, khi anh Bi cõng bé Út trên vai, nếu đem quấn vào một chiếc que rồi mút như mút kẹo thì chắc chắn phải ngọt lắm. Nhưng xa rồi…cô nhớ lời một bài hát dễ thương tình cờ nghe được:
“Tuổi thơ tựa như giấc mơ
Diều bay vội qua cánh đồng
Chuyện ngày hôm qua chơi rượt bắt, tay với sao không đến anh
Rồi khi ngày mưa gió qua, chợt mang tuổi thơ đi mất
Mang cả một người ở bên cạnh nhà theo gió xa em mất rồi…”
Thành phố đêm về thật lạnh.
SAI
“Được thực hiện bởi stsv – www.sangtacsv.com”
0 comments to "Nắng Sài Gòn"