Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , , � Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, tôi đã tới

Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, tôi đã tới

Hôm qua 2/12, tui đã đến trung tâm này để tìm kiếm thông tin cho bài nghiên cứu khoa học của mình. Dưới con mắt của 1 sinh viên Kinh tế, tui nghĩ là mình chỉ cần cố gắng làm sao tạo được nhiều nguồn hỗ trợ cho trung tâm họat động là tốt nhất. Các bé ở đây cần ăn, cần ở, cần mặc và đi học. Nhưng ko ngờ khi đến đây Ngọc mới nhận ra 1 điều là các em bé ở đây cần tình cảm, cần những cái ôm, cái hôn, cần mẹ !

Buổi sáng, bước vào Trung tâm, N gặp mấy chị đang đút cháo cho các bé ăn, ồ các bé được ăn cháo thịt, nhưng 1 tô cháo phải đút cho 5, 6 bé ăn. Có bé biếng ăn thì cứ ngồi, mà ngồi buồn lắm.
Lát sau, N gặp 1 anh cũng tên Ngọc, anh ấy là sinh viên trường đại học Y dược, trong lúc chờ xin việc làm, anh ấy quyết định vào đây khám bệnh cho các em nhỏ, các bé bị khuyết tật. Ngọc còn gặp 1 cô giáo tên Hồng, đã tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm nhưng quyết định vào đây dạy học cho những em bị thiểu nảo ( não chậm phát triển). Có người đã 20 tuổi rồi nhưng mắc bệnh này nên cứ y như con nít. Nói chuyện với chị ấy 1 hồi rồi Ngọc được 1 thầy giáo khác ,vì muốn học chữ nổi để dạy cho người khiếm thị mà mắt đã bị mờ, dẫn N lên khu trẻ sơ sinh.


Leo qua 1 cái hàng rào nhỏ, N vào với các bé tuổi từ 3, 4 tháng đến 1,2 tuổi. Lúc này là lúc Ngọc xúc động nhất. Có 2 em bé cứ níu lấy chân N, N ôm mấy bé lên, ôm đến mỏi cả tay rồi bỏ xuống. Mấy bé cứ khóc, cứ bám chặt lấy N, N đặt nằm xuống thì 2 bé bật dậy chạy theo tui. Vậy là N phải 2 tay ôm 2 bé. Trong khu này, N gặp 2 chị năm 4 của trường Đh Sư phạm cũng đến đây chơi với mấy em. Cho 2 bé ấy đi tắm xong, N vào chơi với mấy bé nhỏ xíu đang nằm võng, rồi nói chuyện với mấy chị bảo mẫu. Mấy chị còn trẻ lắm, N ngồi thở hổn hển vì mệt, mới chơi với lũ con nít có tí xíu mà mệt đừ, thế mà mấy chị ở đây phải cả ngày làm mẹ của gần 300 em nhỏ.Có nhiều bé bị bệnh bẩm sinh, phải đưa đi điều trị ở Nhi Đồng 1.


N được biết là tháng trước, có 2 bé đã mất vì bị bệnh tim và không qua khỏi.
Trong chuyến đi này, N có nhìn thấy chị Hương nhưng không nói chuyện được, vì thấy chị bận lắm. Gọi là chị Hương chứ ở đây ai cũng gọi là mẹ Hương và chị ấy đã mươi mấy tuổi rồi. Nhưng N cũng gặp được anh Tính là 1 người khuyết tật ở chân, là chánh văn phòng ở đây. Anh ấy chia sẻ rất nhiệt tình với mình về đề tài mà N đã chọn. Nói chuyện với anh ấy 1 hồi, N thấy rằng đề tài của mình rất khó làm và đã gần như đi vào lối tắt. Anh ấy chia sẻ rằng chỉ cần người khuyết tật đựơc xã hội quan tâm thêm 1 chút nữa thôi thì sẽ sớm hòa nhập vào cộng đồng. Họ muốn làm việc, sinh họat, học tập như 1 người bình thường.

Sau khi nói chuyện với anh, N trở lớp học, ghi chép vài điều. Có 1cậu bé khiếm thị chạy vào nói chuyện với N, nó nói nó tên Quang. Tui hỏi nó nhiều thứ lắm, mới đầu nó còn ngần ngại, e dè, mắc cở. Chị N này phải dụ 1 hồi bé cưng mới chịu bày tỏ. Nó kể với N là sau này muốn làm ca sĩ, nó hát hay lắm ( trời! sao ước mơ giống tui ngày xưa quá) nghe nó nói cũng hơi ngậm ngùi, gương mặt nó đẹp trai, sáng láng, có tư chất làm ca sĩ lắm chứ, nó còn khoe là tai của nó to hơn tai của tui, vậy mà lại ko nhìn thấy rõ. Tui bảo nó vậy sao này em làm nhạc sĩ đi. Nó bảo là không biết viết, chỉ biết đọc chữ thôi( chữ nổi), tui khuyên nó cố gắng học viết đi, học đàn nữa. Nó khoe là nó biết đánh đàn đó. Woa! Nó giỏi hơn N rồi. N nghe nó khoe thấy vui lắm, vì người khuyết tật chẳng thua chúng ta cái gì cả mà có khi lại có nhiều năng khiếu hơn.
Đến trưa, chị Hồng dắt tui đi ăn cơm, một bữa cơm trưa tập thể. Các bé ngoan lắm, tự ngồi xúc ăn và chẳng làm nũng gì cả. Bữa trưa là cơm với canh trứng và cá khô hoặc đậu phộng rang. N chọn ăn đậu phộng rang, chừa cá khô lại cho người ta ăn. Một bữa ăn đạm bạc quá phải không, cá khô cũng là loại cá rẻ, không phải được như cá khô mà mẹ tui mua cho tui ăn. Đó gần như là hết cuộc hành trình của tui rồi.

Quay trở lại cuộc nói chuyện của tui với chị Hồng, tui hỏi về những em bé học giỏi ở đây. Chị nói: "những bé mồ côi, sáng mắt được TT cho ra ngoài trường học, có những bé học rất giỏi. N thấy vui khi nhe câu này vì những em bé đó giống tui (ko nổ , nói thiệt), và hi vọng là các bé ấy có được tương lai tốt hơn, có được những gì mà các em xứng đáng được có. Chị còn nói, tâm nguyện của mẹ Hương là mong muốn ai cũng phải được đi học, ở đây có cả lớp xóa mù chữ cho người lớn và người khuyết tật.

Rất tiếc là tui không có cái gì có thể chụp được hình ảnh để mọi người nhìn thấy khuôn mặt của các em. Các bé bụ bẫm, dễ thương như các thiên thần, nhưng tiếc là lại là thiên thần không may mắn. 300 bé, tiền chi trả cho ăn học và họat động của trung tâm quả thật luôn là nỗi lo của những người lãnh đạo nơi đây. Trung tâm cần lắm những sự giúp đỡ của xã hội. Còn có bé ở đây, các bé cần tình thương, người cho các bé nhiều nhất thứ ấy chính là mẹ, nhưng ai là mẹ của các em, các em không thể biết được. Hy vọng là các bé sẽ lớn nhanh, lớn khỏe và có 1 tuổi thơ đừng quá đau buồn, có những ước mơ đẹp và cố gắng biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai, đừng oán trách cuộc đời này. Một cô bảo mẫu nói với tui rằng, viện trợ thiết thực nhất cho các em bé là sữa, phải sữa rất cần thiết, các bé đã không có sữa mẹ rồi thì cũng xin những nhà sản xuất sữa đừng làm sữa có Melamin, đừng để các bé bị bệnh tật. Nếu chúng ta rảnh rỗi, hãy dành 1 chút thời gian đến thăm các em, để chia sẽ chút tình thương ấm ấp cho trẻ thơ, để biết rằng ta đang hạnh phúc rất nhiều và để hiểu nhiều hơn ý nghĩa cuộc sống.

Đôi điều nói với các tổ chức xã hội: nếu có tổ chức nào đó đến thăm trung tâm hay các trung tâm khác tương tự thì cũng nên có những họat động thiết thực hơn. Ngoài các tiết mục văn nhệ, múa rối.. chúng ta nên phối hợp với sinh viên trường ĐH Y dựơc mời Sinh viên đến chăm sóc sức khỏe cho mọi người ở đây. Các bé ở đây do thiếu người chăm sóc nên không được chăm chút kỹ lắm, có bé bị ghẻ, bị bệnh ngòai da. Ngoài tặng tiền, nếu được các tổ chức xã hội nên huy động nguồn hỗ trợ sữa, thay vì mua bánh kẹo, quần áo thì nên mua trái cây. Thật đó, bé Quang nói với N, lâu lâu mới được ăn mà mỗi người chỉ được ăn 1 trái thôi, N thiết nghĩ 1 trái đó là trái gì, đó chắc là trái nhãn hoặc trái chôm chôm.
Đoàn Thị Ánh Ngọc

1 comments to "Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, tôi đã tới"

  1. Thêm một tấm lòng, thêm một trái tim, bể tình thương sẽ được đầy mãi lên để lấp đi chiến tranh, để lấp đi đói nghèo, và xóa bỏ mọi bất công.

Leave a comment