Cuộc thi “Nhà kinh tế trẻ” của trường Đại học Kinh tế là một hoạt động thường niên nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên,góp phần nâng cao chất lượng học tập và năng lực nghiên cứu,tạo nền tảng cho việc ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn kinh tế-xã hội sinh động.Bên cạnh đó cuộc thi còn là dịp thử sức của các bạn sinh viên thích nghiên cứu, cung cấp nguồn nhân lực cho các cuộc thi cấp Thành và cấp Bộ.
Sau đây là vài kinh nghiệm nhỏ do cô Phan Thu Thuỷ và thầy Trần Huy Hoàng trình bày ở hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên khoa Ngân hàng.
Tiêu chuẩn xét chọn một công trình dựa vào: - Nội dung khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Hiệu quả kinh tế-xã hội.
- Cách trình bày công trình.
Tiêu chí đánh giá của thầy cô dựa trên hoạt động nghiên cứu và kết quả mà nghiên cứu đạt được.Trong những tiêu chí này,hoạt động nghiên cứu được đánh giá rất cao vì nó thể hiện khả năng tìm tòi nghiên cứu và sự say mê của sinh viên đặt vào công trình nghiên cứu.
Để thực hiện tốt một bài nghiên cứu thì cần phải có một quy trình cụ thể:
1.Phát hiện vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu có thể trong quá trình học tập ở lớp.Đó là những thắc mắc bạn muốn tìm ra đáp án mà giới hạn của một quyển giáo trình chưa thể giải thích hết được.Hoặc vấn đề lấy từ thực tiễn nền kinh tế đang diễn ra hàng ngày,đây cũng là nguồn đề tài dồi dào nếu bạn khai thác.
Khi xác định vấn đề nghiên cứu cần lưu ý đến: tính mới,tính thời sự,thực tiễn,tính khả thi,tính hợp lý,tính ứng dụng và tính kế thừa,tính hấp dẫn và hữu ích đối với bản thân trong bài nghiên cứu.Nhưng quan trọng hơn cả,bạn phải thực sự có đam mê về vấn đề mình nghiên cứu để theo đuổi đến cùng mục tiêu nghiên cứu.
Khi chọn đề tài cần tránh:
- Chọn đề tài máy móc.
- Đề tài không thực tiễn,không đáp ứng được tính thời sự.
- Cấu trúc theo lối mòn.
- Nội dung cắt dán từ tài liệu có sẵn.
2.Xây dựng giả thiết nghiên cứu:
Ta cần xác định rõ vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế,sinh học,y học,pháp luật,…Điều này sẽ giúp bạn định hướng được phương pháp nghiên cứu phù hợp.
3. Phương pháp thực hiện đề tài. Đây là phần rất quan trọng góp phần tạo nên thành công của một bài nghiên cứu khoa học.Phương pháp đúng sẽ đưa quá trình nghiên cứu theo hướng đúng và tất nhiên sẽ cho ra kết quả ưng ý.
Các phương pháp gồm:
- Phương pháp thực nghiệm:thực hiện test đúng-sai một giả thiết đưa ra,thí nghiệm,kiểm định một mô hình nào đó,…
- Phương pháp phi thực nghiệm:quan sát,phỏng vấn,điều tra bằng bảng câu hỏi.Cách này thường được áp dụng khi nghiên cứu.
4. Tìm luận cứ lý thuyết và thực tiễn.
Luận cứ sẽ làm rõ vấn đề được đặt ra ở bước đầu.Đây là bước quan trọng của một bài nghiên cứu khoa học.Bạn có thể tìm thông tin liên quan ở google,ebook của các trường Đại học trên thế giới,sách tham khảo ở thư viện sau đại học của trường,..
Theo cô Thuỷ,nguồn thông tin là rất lớn,mỗi bài viết là một ý kiến,một quan điểm khác nhau.Sinh viên có thể đưa ra nhiều nền tảng lý thuyết rồi chọn ra nền tảng mình cho là hợp lý nhất.Điều này thể hiện quan điểm rõ ràng của sinh viên về vấn đề nghiên cứu.Khi đó bài nghiên cứu sẽ được đánh giá cao hơn.
Trong quá trình tìm thông tin nhằm làm rõ vấn đề,các bạn nên ghi chú lại những thông tin quan trọng hay cần thiết để tránh mất thời gian tìm kiếm lại nội dung đó nhiều lần.Với cách này bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
5. Xử lý thông tin nghiên cứu khoa học.
Có 2 phương pháp được áp dụng:
- Phương pháp định tính:tổng hợp,so sánh,phân tích,đúc kết vấn đề.Mỗi quá trình đều phải được thực hiện một cách logic.
- Phương pháp định lượng:đây là phương pháp xử lý bằng toán học như chạy số liệu thu thập trên phần mềm SPSS để kiểm định mô hình.
Phương pháp định lượng là một chướng ngại lớn cho bài nghiên cứu khoa học của sinh viên vì đôi khi sau khi định lượng nhưng các bạn không thể đưa ra ý nghĩa của kết quả tìm được.Do đó,sự trợ giúp của giảng viên hướng dẫn là rất quan trọng khi thực hiện bước này.Một bài nghiên cứu có tính định lượng cao sẽ tạo được sự hài lòng và tin cậy hơn nơi ban giám khảo.
6. Tổng hợp,trình bày,đưa ra quan điểm bản thân.
Việc đưa ra quan điểm bản thân ở bước này chính là sự khẳng định lại hướng nghiên cứu nêu ở bước 4.
Các bạn cũng nên chú ý cách trình bày hợp lý.Điều này tuy nhỏ nhưng cũng có ảnh hưởng đến bài nghiên cứu.Một bài nghiên cứu có nội dung sâu sắc nhưng cách trình bày sơ sài,rời rạc cũng làm giảm chất lượng của bài.
Kết cấu đề tài nghiên cứu khoa học gồm. - Chương 1: Cơ sở lý luận.
- Chương 2: Thực trạng.
- Chương 3: Kiến nghị và giải pháp.
Ở phần cuối,sau khi đã tổng kết nội dung,cần đưa ra những ưu điểm và hạn chế của bài nghiên cứu,đưa ra gợi mở nghiên cứu tiếp theo dựa trên nền tảng bài nghiên cứu của mình.
Sau đây là vài kinh nghiệm nhỏ do cô Phan Thu Thuỷ và thầy Trần Huy Hoàng trình bày ở hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên khoa Ngân hàng.
Tiêu chuẩn xét chọn một công trình dựa vào: - Nội dung khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Hiệu quả kinh tế-xã hội.
- Cách trình bày công trình.
Tiêu chí đánh giá của thầy cô dựa trên hoạt động nghiên cứu và kết quả mà nghiên cứu đạt được.Trong những tiêu chí này,hoạt động nghiên cứu được đánh giá rất cao vì nó thể hiện khả năng tìm tòi nghiên cứu và sự say mê của sinh viên đặt vào công trình nghiên cứu.
Để thực hiện tốt một bài nghiên cứu thì cần phải có một quy trình cụ thể:
1.Phát hiện vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu có thể trong quá trình học tập ở lớp.Đó là những thắc mắc bạn muốn tìm ra đáp án mà giới hạn của một quyển giáo trình chưa thể giải thích hết được.Hoặc vấn đề lấy từ thực tiễn nền kinh tế đang diễn ra hàng ngày,đây cũng là nguồn đề tài dồi dào nếu bạn khai thác.
Khi xác định vấn đề nghiên cứu cần lưu ý đến: tính mới,tính thời sự,thực tiễn,tính khả thi,tính hợp lý,tính ứng dụng và tính kế thừa,tính hấp dẫn và hữu ích đối với bản thân trong bài nghiên cứu.Nhưng quan trọng hơn cả,bạn phải thực sự có đam mê về vấn đề mình nghiên cứu để theo đuổi đến cùng mục tiêu nghiên cứu.
Khi chọn đề tài cần tránh:
- Chọn đề tài máy móc.
- Đề tài không thực tiễn,không đáp ứng được tính thời sự.
- Cấu trúc theo lối mòn.
- Nội dung cắt dán từ tài liệu có sẵn.
2.Xây dựng giả thiết nghiên cứu:
Ta cần xác định rõ vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế,sinh học,y học,pháp luật,…Điều này sẽ giúp bạn định hướng được phương pháp nghiên cứu phù hợp.
3. Phương pháp thực hiện đề tài. Đây là phần rất quan trọng góp phần tạo nên thành công của một bài nghiên cứu khoa học.Phương pháp đúng sẽ đưa quá trình nghiên cứu theo hướng đúng và tất nhiên sẽ cho ra kết quả ưng ý.
Các phương pháp gồm:
- Phương pháp thực nghiệm:thực hiện test đúng-sai một giả thiết đưa ra,thí nghiệm,kiểm định một mô hình nào đó,…
- Phương pháp phi thực nghiệm:quan sát,phỏng vấn,điều tra bằng bảng câu hỏi.Cách này thường được áp dụng khi nghiên cứu.
4. Tìm luận cứ lý thuyết và thực tiễn.
Luận cứ sẽ làm rõ vấn đề được đặt ra ở bước đầu.Đây là bước quan trọng của một bài nghiên cứu khoa học.Bạn có thể tìm thông tin liên quan ở google,ebook của các trường Đại học trên thế giới,sách tham khảo ở thư viện sau đại học của trường,..
Theo cô Thuỷ,nguồn thông tin là rất lớn,mỗi bài viết là một ý kiến,một quan điểm khác nhau.Sinh viên có thể đưa ra nhiều nền tảng lý thuyết rồi chọn ra nền tảng mình cho là hợp lý nhất.Điều này thể hiện quan điểm rõ ràng của sinh viên về vấn đề nghiên cứu.Khi đó bài nghiên cứu sẽ được đánh giá cao hơn.
Trong quá trình tìm thông tin nhằm làm rõ vấn đề,các bạn nên ghi chú lại những thông tin quan trọng hay cần thiết để tránh mất thời gian tìm kiếm lại nội dung đó nhiều lần.Với cách này bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
5. Xử lý thông tin nghiên cứu khoa học.
Có 2 phương pháp được áp dụng:
- Phương pháp định tính:tổng hợp,so sánh,phân tích,đúc kết vấn đề.Mỗi quá trình đều phải được thực hiện một cách logic.
- Phương pháp định lượng:đây là phương pháp xử lý bằng toán học như chạy số liệu thu thập trên phần mềm SPSS để kiểm định mô hình.
Phương pháp định lượng là một chướng ngại lớn cho bài nghiên cứu khoa học của sinh viên vì đôi khi sau khi định lượng nhưng các bạn không thể đưa ra ý nghĩa của kết quả tìm được.Do đó,sự trợ giúp của giảng viên hướng dẫn là rất quan trọng khi thực hiện bước này.Một bài nghiên cứu có tính định lượng cao sẽ tạo được sự hài lòng và tin cậy hơn nơi ban giám khảo.
6. Tổng hợp,trình bày,đưa ra quan điểm bản thân.
Việc đưa ra quan điểm bản thân ở bước này chính là sự khẳng định lại hướng nghiên cứu nêu ở bước 4.
Các bạn cũng nên chú ý cách trình bày hợp lý.Điều này tuy nhỏ nhưng cũng có ảnh hưởng đến bài nghiên cứu.Một bài nghiên cứu có nội dung sâu sắc nhưng cách trình bày sơ sài,rời rạc cũng làm giảm chất lượng của bài.
Kết cấu đề tài nghiên cứu khoa học gồm. - Chương 1: Cơ sở lý luận.
- Chương 2: Thực trạng.
- Chương 3: Kiến nghị và giải pháp.
Ở phần cuối,sau khi đã tổng kết nội dung,cần đưa ra những ưu điểm và hạn chế của bài nghiên cứu,đưa ra gợi mở nghiên cứu tiếp theo dựa trên nền tảng bài nghiên cứu của mình.
Chúc các bạn thành công và trở thành “Nhà kinh tế trẻ năm 2011” nhé!!!.
0 comments to "Sinh viên và phương pháp nghiên cứu khoa học "Nhà kinh tế trẻ-năm 2011""