Trên con đường khởi nghiệp của các bạn sinh viên, khả năng giao tiếp là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng bên cạnh những kiến thức chuyên môn. Nếu thiếu đi kỹ năng này, các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khi trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách hiệu quả trong công việc, và hơn thế là bạn sẽ không thể hiện được khả năng của mình trước nhà tuyển dụng. Do đó, nhằm trang bị thêm kỹ năng cần thiết này cho các bạn sinh viên, CLB Nghiên cứu kinh tế trẻ YoRE cùng với THAIHABOOKS đã tổ chức hội thảo “C2S Communication to success – giao tiếp để thành công”.
Hội thảo “Communication to success” được tổ chức tại A116, cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu vào lúc 18h30 ngày
Một trò chơi về ứng xử trong giao tiếp đã khuấy động không khí náo nhiệt của hội trường và cũng mở màn cho buổi talkshow cùng 2 vị khách mời đặc biệt của chương trình gồm 2 phần cái tôi trong giao tiếp- nghệ thuật lắng nghe, và ngôn ngữ hình thể- nghệ thuật đàm phán.
“Tôi là ai? Tôi có cái tôi như thế nào?”
Thầy Sơn bắt đầu câu chuyện của mình bằng một câu hỏi “Hôm nay bạn là ai?” nhằm đánh giá sự nhạy cảm, nhận thức của chính mình của các bạn sinh viên. Bởi trong cuộc sống nhiều người đã không biết mình là ai, và thành công chỉ thật sự đến với ai cảm nhận được câu hỏi đó. Qua đó, “Nếu bạn không biết nói bạn là ai thì tôi không biết phải nhớ đến bạn như thế nào”, một câu nói rất hay của thầy Sơn chia sẻ sau khi nghe phần trả lời của các bạn sinh viên về câu hỏi ấy.
Tiếp đó, thầy đã cho các bạn xem một tấm hình có vệt mực giữa tờ giấy trắng, và hỏi họ thấy gì. Các bạn sinh viên có rất nhiều câu trả lời rất phong phú: một chiếc lá, một giọt nước hay là cả một thế giới…nhưng các bạn không hề nói họ thấy một tờ giấy trắng. Một vệt mực chỉ chiếm 1% trên tờ giấy trắng, nhưng chính cái tôi quá lớn đã làm các bạn chỉ thấy được khuyết điểm nhỏ của tờ giấy đó. Và cũng chính cái tôi đó khiến ta không làm việc nhóm được, không thể hòa mình vào làm việc chung với nhau được vì lúc nào ta cũng chỉ thấy được các khuyết điểm của nhau. Qua đó, thầy muốn nhắn gửi một thông điệp đến các bạn sinh viên: phải biết khẳng định cái tôi của mình trong cuộc sống, nhưng cũng phải biết bào mòn nó khi cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất cho công việc, đừng để cái tôi sắc nhọn của mình là đau người khác.
Và đó là cái tôi trong con mắt một nhà tâm lý học, còn với thầy Hùng – góc nhìn của một nhà kinh doanh, thầy cho rằng: “Mỗi con người là copy của vũ trụ, còn cái tôi là copy của vì sao”. Mỗi chúng ta là một thế giới rất phức tạp và thật sự trong mỗi chúng ta chỉ mới phát huy được 5 – 7% tiềm năng của chính mình. Tuy vậy, thầy cũng có một lời khuyên đến với các bạn: đừng bao giờ đẩy cái tôi lên trên khả năng của mình, nó sẽ giết chính bạn. Ở đời phải biết mình là ai, người khác là ai cùng với sự dung hoà thích hợp thì mới có thành công vững chắc trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
“Nói là gieo, mà nghe là gặt”
Bên cạnh đó, nghệ thuật “lắng nghe” cũng là kỹ năng không thể thiếu trong giao tiếp hằng ngày. Lằng nghe là một nghệ thuật, nó sẽ giúp ta hiểu hơn và giao tiếp tốt hơn trong công việc. Nhưng trong chúng ta, có ai đã chắc chắn rằng mình có thể lắng nghe rất tốt những gì người khác nói. Để biết các bạn sinh viên có trình độ lắng nghe thế nào, thầy Sơn đã mang đến một trò chơi hết sức thú vị. Qua đó, các bạn sinh viên cũng thấy được chính các bạn cũng chưa nghe đúng. Thầy Hùng cũng chia sẻ một nghịch lý hiện nay: trong khi kỹ năng nghe chiếm tỉ lệ 44%, cao nhất trong 4 kỹ năng, thì ở Việt Nam, kỹ năng được dùng nhiều nhất này lại được dạy ít nhất. Do đó, “nghe” đâu chỉ bằng tai, mà phải bằng mắt, bằng mũi, bằng mọi giác quan, và bằng cả trái tim, khi đó bạn mới hiểu được giá trị của lắng nghe: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Qua đó, các vị khách mời cũng muốn truyền đến các bạn sinh viên một thông điệp hết sức ý nghĩa : “Nói là gieo, mà nghe là gặt”, vậy tại sao chúng ta không lắng nghe để thu hoạch ý kiến người khác, trau dồi kiến thức và hoàn thiện bản thân? Lắng nghe là bắt đầu cho tất cả.
Ngôn ngữ hình thể - nhân tố của sự tự tin trong giao tiếp
Ngay sau tiết mục văn nghệ nhẹ nhàng của bạn Thanh Tú, chương trình trở lại với phần hai: ngôn ngữ hình thể và nghệ thuật đàm phán. Như đã nói ở trên, “nghe” không chỉ bằng tai, mà bằng nhiều giác quan khác. Chúng góp phần quan trọng trong việc tiếp nhận thông điệp phi ngôn ngữ. Thầy Huỳnh Văn Sơn chia sẻ: trong giao tiếp, tác dụng của nội dung chỉ khoảng 10%, âm sắc và giọng điệu chiếm 35%, còn ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% hiệu ứng. Vì vậy, khi cần tạo sự tin tưởng với một người khác – có thể là cấp trên , không chỉ bằng miệng, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng là một chìa khóa vô cùng quan trọng. Một câu nói mạnh dạn, một thái độ dứt khoát – thể hiện được quyết tâm và sự tự tin của mình mới có thể tạo được niềm tin của người khác. Ngược lại, nếu bạn chuẩn bị nội dung vô cùng hoàn hảo, nhưng với giọng điệu ngập ngừng, thiếu tự tin thì liệu bạn có thể chiếm được sự tin tưởng của cấp trên không? Bên cạnh đó, khi giao tiếp với một đối tác nước ngoài, các bạn cũng nên nghiên cứu về nền văn hóa phi ngôn ngữ của họ, chia sẻ của thầy Hùng. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa rất khác nhau, đôi khi một cái lắc đầu biểu trưng cho sự phản đối ở văn hóa này thì lại là sự đồng ý ở một nền văn hóa khác. Nắm bắt được nền văn hóa của đối tác sẽ giúp bạn có thể giao tiếp tốt hơn với họ, đem lại sự thiện cảm với họ.
Kết hợp hài hòa giữa “cứng” và “mềm” – chìa khóa của đàm phán
Nghệ thuật đàm phán cũng là một đề tài rất thú vị trong buổi diễn thuyết. Hằng ngày chúng ta luôn phải đàm phán, nhưng “Để làm sao để đàm phán thành công” – một câu hỏi mà chúng ta luôn tự đặt ra với chính mình. Và chính sự kết hợp hài hòa giữa tính “cứng” và “mềm” trong một cuộc đàm phán chính là chìa khóa quan trọng của sự thành công. Và sự kết hợp ấy đòi hỏi sự sáng suốt, bình tĩnh của chúng ta, chia sẻ của các vị khách mời. Hình ảnh “cây tre” là một hình ảnh rất hay về tính mềm dẻo trong đàm phán.
Nhân dịp này, thầy Sơn cũng chia sẻ các sinh viên về thủ thuật “Đao Phủ” trong đàm phán. Đây là lúc chúng ta cần “rắn” để chiếm thể thượng phong trong đàm phán. Tuy vậy, nếu gặp trở ngại trong việc chiếm thế thượng phong, thì các bạn có thể chuyển qua thủ thuật Nạn Nhân – tính “mềm” của nghệ thuật đàm phán. Phần ví dụ rất sinh động của thầy Sơn đã cho các bạn sinh viên thấy được nghệ thuật kết hợp uyển chuyễn giữa “cứng” và “mềm” trong đàm phán và sự sáng suốt của chúng ta sẽ quyết định sự thành công của đàm phán.
Cuối cùng, phần được mong chờ nhiều nhất là giao lưu đặt câu hỏi với các vị khách mời. Nhiều câu hỏi rất hay đã lần lượt được các diễn giả trao đổi với các bạn sinh viên. Các câu hỏi xoay quanh nhiều vấn đề mà sinh viên gặp phải trong giao tiếp như giọng nói, cách trình bày để được lắng nghe, cách thể hiện cái tôi và cái ta trong khi làm việc nhóm,v.v. Qua đó, các bạn sinh viên cũng được chia sẻ rất nhiều từ những kinh nghiệm của hai thầy.
Ba giờ đồng hồ trôi qua thật nhanh nhưng các bạn sinh viên đã được truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích từ thầy Huỳnh Văn Sơn và thầy Nguyễn Mạnh Hùng. Thông qua chương trình, CLB YoRE đã giúp các bạn sinh viên trang bị thêm những kỹ năng vô cùng quan trọng trong con đường thành công của riêng mình. Hy vọng trong tương lai, Yore sẽ có nhiều hơn nữa những chương trình học thuật bổ ích cho các bạn sinh viên như vậy.
trời ơi, không biên tập cho nó ngắn lại hơn nữa à
dung la dai qua. Ma sao YoRE lai ghi la Yore?
thì 3h chứ ít gì, nội dung này cũng nhiều cái đáng chú ý mà, nếu bỏ thì bỏ phần nào nhỉ, ai viết bài này hẳn lắng nghe rất chăm chú?
bài viết rất hay và chi tiết, mình nghĩ đưa tin hoạt động thì cần đưa như vậy, để những ai ko đi cũng có thể hình dung đc diễn biến của chương trình. STSV đưa tin tốt lắm đó, cố lên nhé!
ngọc có thể ghi những chủ đề chính của buổi hội thảo mà, và ghi vắn tắt nhưng kết luận của báo cáo viên thôi
không thể viết một bài nào cả, tuy web mình ko giới hạn bài viết nhưng bài quá dài cho thấy bạn ghi ko xúc tích
Da, em cung biet la phai viet suc (hay la xuc?T_T) tich. Em co coi may bai chi viet thay ngan thiet, nhung em khong biet lam sao ma viet dc nhu vay het. That su la em khong biet bo cai gi, vi so cac ban khong di du hoi thao thi khong hiu noi dung. Cha, con fai hoc hoi nhiu. Ma bai nay anh Phu sua ngan lai nhiu roi do, em vit dai hon nhiu.Hehe ^^!
Bài viết này tuy dài nhưng có những mục mà mình muốn truyền tải đến các bạn sinh viên. Có thể chỉ đưa sơ lược nội dung của chương trình, điều đó rất đơn giản, nhưng mình - trưởng chuyên mục hoạt động - muốn chuyển tải những thông tin hết sức bổ ích và thiết thực này đến các bạn sinh viên. Tùy chương trình, thì độ ngắn dài khác nhau, không thể so sánh được.
Có thể có những bài ngắn, hoặc dài. Nhưng quan điểm của mình, tin hoạt động cần phong phú hơn. Nếu quá ngắn thì chỉ đọc được cái tựa, bạn đọc sẽ không thể hiểu hết được, nhưng cũng không nghe lại được. Riêng bài viết này, mình đã cân nhắc rút gọc khá nhiều, Bích Ngọc đã có nhiều cố gắng. Mong các bạn hiểu nhé.
viết bài dài vậy mà không trùng lặp, vấp váp, vậy là quá tuyệt rồi, bạn Ngọc thật tuyệt