Breaking News

Tran Chi Thien Tran Chi Thien

Home , � Mindmap - Bản đồ tư duy

Mindmap - Bản đồ tư duy


Từ trước đên nay, chúng ta được dạy, và đã quen với việc ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này

Bản đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng tạo sự liên kết giữa các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng bản đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.

Phương thức lập bản đồ tư duy

  • Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao quanh nó. Sử dụng màu sắc sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn).
  • Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ.
  • Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó.
  • Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý.
  • Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (tạo thành hình rễ cây mà gốc chính là đề tài mình đang làm việc).
Lưu ý: Khi xây dựng một bản đồ tư duy, nên:
  • Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý.
  • Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn.
  • Tư tưởng nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tuởng nhanh hơn là khiviết ra.
Ví dụ:

Hiện tôi đang lên kế hoạch cho việc làm đám cưới, tôi sẽ vẽ một vòng tròn trung tâm, trong đó có chữ “Đám cưới”, sau đó từ cái tâm đó, tôi sẽ vẽ ra các vấn đề mà tôi cần phải quan tâm xung quanh việc cưới vợ như : chọn ngày cưới, nhà hàng đặt tiệc, tìm hiểu tập tục cưới xin, mua nhẫn cưới, làm giấy kết hôn, chọn nơi hưởng tuần trăng mật… Sau đó tôi sẽ lại tiếp tục vẽ các nhánh con của vấn đề. Chẳng hạn nếu đi trăng mật ở Đà Lạt tôi cần sắp xếp ngày xin nghỉ, đặt tour, chuẩn bị tiền tiêu vặt, định mua những món đặc sản gì làm quà cho người thân…v.v…

Ưu điểm
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp lập bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau:
  • Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
  • Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
  • Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
  • Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
  • Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
  • Mỗi sơ đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
  • Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
  • Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
Kim Ngân(sưu tầm) http://www.luyentrinao.com

1 comments to "Mindmap - Bản đồ tư duy"

  1. Anonymous says:

    ban co them tham khao sach' so do tu duy cua tac gia tony buzan

Leave a comment