Mặc dù trước đây, Hiến pháp và một số bộ luật khác như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Bộ luật Hình sự và các luật, văn bản pháp quy khác có đề cập, quy định về vấn đề quyền tác giả nhưng kể từ khi Việt Nam tham gia công ước Bern năm 2004, vấn đề này mới bắt đầu được dư luận chú ý và được đề cập nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông.
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, khi nước ta bắt đầu tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết các hiệp định song phương, đa phương về thương mại thì một trong những điều kiện đặt ra là chúng ta phải tham gia các công ước, hiệp định quốc tế về bảo hộ quyền tác giả như công ước Bern (một cam kết trong hiệp định thương mại Việt Mỹ), hiệp định TRIPS (về một số khía cạnh quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại - là điều khoản bắt buộc khi gia nhập WTO). Điều này chứng tỏ vấn đề bảo hộ quyền tác giả đóng một vai trò vô cùng quan trọng nếu nước ta muốn bước ra sân chơi lớn. Do đó, Luật sở hữu trí tuệ mà quốc hội thông qua vào năm 2005 đã cho thấy nhà nước bắt đầu siết chặt quản lý hơn về vấn đề quyền tác giả. Tuy nhiên cho đến nay, tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn còn là một vấn đề nan giải.
Tình trạng vi phạm này diễn ra khắp nơi và dễ thấy nhất là ở trường đại học. Không ngoa khi nói rằng hầu như sinh viên nào cũng tiếp tay cho việc vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.
Hiện trạng
Tại bất kỳ trường đại học nào trên địa bàn thành phố cũng có một khu vực có rất nhiều quán in ấn, photocopy hoạt động. Những cơ sở này ngoài việc in sao tài liệu thì còn in ấn và kinh doanh rất nhiều loại giáo trình khác nhau. Trường Đại học Kinh tế của chúng ta có nhiều cơ sở thì ở cơ sở nào ta cũng dễ dàng tìm thấy một tiệm photocopy. Đối diện cơ sở A có hơn ba tiệm còn số tiệm gần cơ sở B còn nhiều hơn thế nữa. Đặc biệt tại cơ sở B, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh sách photocopy nhộn nhịp như thế nào vào đầu mỗi năm học. Có tiệm còn in sẵn hàng chồng giáo trình của nhiều môn học khác nhau, chỉ cần sinh viên nói tên là có ngay loại sách mình cần. Những chủ tiệm này có khi còn thông thạo về các loại sách hơn cả sinh viên.
Giá cả của sách sao chép thì khỏi phải bàn, thường là rẻ hơn sách gốc từ 30% đến 50%. Với giá như vậy thì chất lượng không thể tốt. Sách photo bìa thường mỏng, gáy sách đóng không chắc chắn, chữ in bên trong nhòe và dễ bị phai màu có khi chỉ sau một học kỳ. Mặc dù vậy, sinh viên vẫn cần sách photo và mua rất nhiều.
Sách photo vs Sách gốc.
Phần lớn sinh viên là đối tượng chưa tự chủ được về tài chính, tức là chúng ta vẫn còn phải dựa vào tiền bạc của cha mẹ. Do đó, với số tiền cố định hằng tháng thì chi phí dành cho sách vở đối với một bộ phận sinh viên là khá nhiều. Bạn Diệu My, sinh viên năm 3 khoa Kế toán-Kiểm toán cho biết học kỳ này bạn đã phải tốn đến gần 700 ngàn đồng để mua sách gốc. Như vậy có thể thấy chi phí cho sách không nhỏ chút nào. Trong giai đoạn đại cương, chi phí dành cho sách của sinh viên trường Kinh tế có thể không quá lớn nhưng một khi đã vào chuyên ngành, đây lại trở thành vấn đề. Có những cuốn sách chuyên ngành có giá bìa lên đến hơn 200 ngàn. Giá như vậy quả thật không nhỏ chút nào. Do đó, những sinh viên không đủ khả năng chi trả cho sách gốc thì đành ngậm ngùi dùng sách photo. Với chi phí sinh hoạt khoảng 1 triệu đồng/ tháng mà tiền dành cho sách vở chỉ cần ở khoảng 300 ngàn thôi thì sinh viên sẽ rất khó khăn để cân đối chi tiêu cho các khoảng còn lại như tiền nhà trọ, tiền đi lại, tiền ăn và nhiều khoản không tên khác tại một nơi đắt đỏ như thành phố HCM.
Ngoài lý do về tài chính ra, sinh viên quyết định dùng sách photo cho những môn học có thời lượng không lớn lắm hoặc có nội dung không quá quan trọng đối với ngành học của mình. Ví dụ như một sinh viên khoa tài chính thường mua giáo trình photo Marketing căn bản mặc dù giá của nó chỉ có 25 ngàn đồng. Cũng có một bộ phận không nhỏ sinh viên trong giai đoạn đại cương hầu như chỉ dùng sách photo vì quan niệm không có môn học nào quan trọng trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, sách gốc hay sách thật vẫn có chỗ đứng không thể thay thể được. Sách thật bao giờ chất lượng cũng tốt hơn như bìa trình bày đẹp mắt, giấy dày hơn, gáy sách được đóng cẩn thận, mực in tốt và lâu phai. “Cầm trong tay quyển sách gốc bao giờ cũng thích hơn”, bạn Diệu My tâm sự. Chính vì thế, dù cho giá sách gốc không hề rẻ nhưng hầu hết sinh viên trường ta, đặc biệt là sinh viên đã vào chuyên ngành luôn cố gắng sắm cho mình những quyển sách gốc để có thể sử dụng được dài lâu. Bạn Nhật Nga khoa TCDN nói: “Mình cố gắng mua sách gốc đối với những môn học quan trọng như Tài chính doanh nghiệp chẳng hạn. Giáo trình của môn này mình sẽ dùng rất nhiều, kể cả sau khi ra trường.” Còn bạn Thanh Thanh lại hóm hỉnh: “Sách gốc tuy mắc tiền thật nhưng kể ra nó cũng tạo cho mình một áp lực về tiền bạc để mình cố gắng học hơn.”
Quyền tác giả - sinh viên nghĩ gì?
Như vậy, sinh viên khi chọn sách ít khi nghĩ đến việc mình có đang tiếp tay cho hành vi vi phạm luật hay không. Chúng ta quan tâm đến giá cả nhiều hơn nên ít khi nghĩ đến vấn đề quyền tác giả khi mua một cuốn sách photo. Qua 10 sinh viên được hỏi thì có 3 bạn biết đến Luật Sở hữu trí tuệ, 6 bạn có biết công ước Bern nhưng hầu như là các bạn chỉ nghe nói đến chứ không hiểu rõ nội dung của những quy định này. Có thể thấy rằng tuy sinh viên có nghe đến quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả nhưng lại không quan tâm một cách thích đáng. Chính vì vậy mới có tình trạng biết là sai nhưng lại không biết sai đến mức nào và hậu quả ra sao.
Trong vấn đề này, dường như không thể xác định được lỗi từ phía nào.Có cầu thì mới có cung. Sinh viên cần sách giá rẻ nên các dịch vụ photocopy mới in sao tràn lan để phục vụ sinh viên. Và ngược lại, các tiệm photocopy có thừa phương tiện và lại không bị quản lý (mặc dù đã có luật) nên sách photo lại càng được bày bán tự do và công khai.
Một cuốn sách được viết ra đòi hỏi rất nhiều công sức lao động trí óc của tác giả. Vậy mà các tiệm photocopy chỉ với vài thao tác đơn giản đã có thể in ra hàng trăm bản sách mà không hề có sự cho phép của chủ nhân cuốn sách đó. Rõ ràng họ đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ nhưng không hề bị xử lý. Do đó, trừ phi các cơ quan chức năng mạnh tay hơn, sinh viên hoàn toàn có thể giúp giảm đi tình trạng vi phạm này bằng chính hành động của mình. Chúng ta có thể cân đối chi phí để có thể mua giáo trình gốc cho các môn học. Nhu cầu sách photo giảm thì việc in sao tràn lan tự khắc sẽ giảm. Cái gì cũng vậy, đồ thật bao giờ cũng tốt hơn, sách không phải là ngoại lệ. “Hơn nữa, nếu đặt mình vào bản thân tác giả, mình sẽ nổi giận khi thấy đứa con tinh thần của mình bị đối xử rẻ mạt. Vì vậy mà mình cố gắng mua sách gốc cũng vì tiếc công người viết sách.” Bạn Thanh Thanh tâm sự.
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, khi nước ta bắt đầu tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết các hiệp định song phương, đa phương về thương mại thì một trong những điều kiện đặt ra là chúng ta phải tham gia các công ước, hiệp định quốc tế về bảo hộ quyền tác giả như công ước Bern (một cam kết trong hiệp định thương mại Việt Mỹ), hiệp định TRIPS (về một số khía cạnh quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại - là điều khoản bắt buộc khi gia nhập WTO). Điều này chứng tỏ vấn đề bảo hộ quyền tác giả đóng một vai trò vô cùng quan trọng nếu nước ta muốn bước ra sân chơi lớn. Do đó, Luật sở hữu trí tuệ mà quốc hội thông qua vào năm 2005 đã cho thấy nhà nước bắt đầu siết chặt quản lý hơn về vấn đề quyền tác giả. Tuy nhiên cho đến nay, tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn còn là một vấn đề nan giải.
Tình trạng vi phạm này diễn ra khắp nơi và dễ thấy nhất là ở trường đại học. Không ngoa khi nói rằng hầu như sinh viên nào cũng tiếp tay cho việc vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.
Hiện trạng
Tại bất kỳ trường đại học nào trên địa bàn thành phố cũng có một khu vực có rất nhiều quán in ấn, photocopy hoạt động. Những cơ sở này ngoài việc in sao tài liệu thì còn in ấn và kinh doanh rất nhiều loại giáo trình khác nhau. Trường Đại học Kinh tế của chúng ta có nhiều cơ sở thì ở cơ sở nào ta cũng dễ dàng tìm thấy một tiệm photocopy. Đối diện cơ sở A có hơn ba tiệm còn số tiệm gần cơ sở B còn nhiều hơn thế nữa. Đặc biệt tại cơ sở B, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh sách photocopy nhộn nhịp như thế nào vào đầu mỗi năm học. Có tiệm còn in sẵn hàng chồng giáo trình của nhiều môn học khác nhau, chỉ cần sinh viên nói tên là có ngay loại sách mình cần. Những chủ tiệm này có khi còn thông thạo về các loại sách hơn cả sinh viên.
Giá cả của sách sao chép thì khỏi phải bàn, thường là rẻ hơn sách gốc từ 30% đến 50%. Với giá như vậy thì chất lượng không thể tốt. Sách photo bìa thường mỏng, gáy sách đóng không chắc chắn, chữ in bên trong nhòe và dễ bị phai màu có khi chỉ sau một học kỳ. Mặc dù vậy, sinh viên vẫn cần sách photo và mua rất nhiều.
Sách photo vs Sách gốc.
Phần lớn sinh viên là đối tượng chưa tự chủ được về tài chính, tức là chúng ta vẫn còn phải dựa vào tiền bạc của cha mẹ. Do đó, với số tiền cố định hằng tháng thì chi phí dành cho sách vở đối với một bộ phận sinh viên là khá nhiều. Bạn Diệu My, sinh viên năm 3 khoa Kế toán-Kiểm toán cho biết học kỳ này bạn đã phải tốn đến gần 700 ngàn đồng để mua sách gốc. Như vậy có thể thấy chi phí cho sách không nhỏ chút nào. Trong giai đoạn đại cương, chi phí dành cho sách của sinh viên trường Kinh tế có thể không quá lớn nhưng một khi đã vào chuyên ngành, đây lại trở thành vấn đề. Có những cuốn sách chuyên ngành có giá bìa lên đến hơn 200 ngàn. Giá như vậy quả thật không nhỏ chút nào. Do đó, những sinh viên không đủ khả năng chi trả cho sách gốc thì đành ngậm ngùi dùng sách photo. Với chi phí sinh hoạt khoảng 1 triệu đồng/ tháng mà tiền dành cho sách vở chỉ cần ở khoảng 300 ngàn thôi thì sinh viên sẽ rất khó khăn để cân đối chi tiêu cho các khoảng còn lại như tiền nhà trọ, tiền đi lại, tiền ăn và nhiều khoản không tên khác tại một nơi đắt đỏ như thành phố HCM.
Ngoài lý do về tài chính ra, sinh viên quyết định dùng sách photo cho những môn học có thời lượng không lớn lắm hoặc có nội dung không quá quan trọng đối với ngành học của mình. Ví dụ như một sinh viên khoa tài chính thường mua giáo trình photo Marketing căn bản mặc dù giá của nó chỉ có 25 ngàn đồng. Cũng có một bộ phận không nhỏ sinh viên trong giai đoạn đại cương hầu như chỉ dùng sách photo vì quan niệm không có môn học nào quan trọng trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, sách gốc hay sách thật vẫn có chỗ đứng không thể thay thể được. Sách thật bao giờ chất lượng cũng tốt hơn như bìa trình bày đẹp mắt, giấy dày hơn, gáy sách được đóng cẩn thận, mực in tốt và lâu phai. “Cầm trong tay quyển sách gốc bao giờ cũng thích hơn”, bạn Diệu My tâm sự. Chính vì thế, dù cho giá sách gốc không hề rẻ nhưng hầu hết sinh viên trường ta, đặc biệt là sinh viên đã vào chuyên ngành luôn cố gắng sắm cho mình những quyển sách gốc để có thể sử dụng được dài lâu. Bạn Nhật Nga khoa TCDN nói: “Mình cố gắng mua sách gốc đối với những môn học quan trọng như Tài chính doanh nghiệp chẳng hạn. Giáo trình của môn này mình sẽ dùng rất nhiều, kể cả sau khi ra trường.” Còn bạn Thanh Thanh lại hóm hỉnh: “Sách gốc tuy mắc tiền thật nhưng kể ra nó cũng tạo cho mình một áp lực về tiền bạc để mình cố gắng học hơn.”
Quyền tác giả - sinh viên nghĩ gì?
Như vậy, sinh viên khi chọn sách ít khi nghĩ đến việc mình có đang tiếp tay cho hành vi vi phạm luật hay không. Chúng ta quan tâm đến giá cả nhiều hơn nên ít khi nghĩ đến vấn đề quyền tác giả khi mua một cuốn sách photo. Qua 10 sinh viên được hỏi thì có 3 bạn biết đến Luật Sở hữu trí tuệ, 6 bạn có biết công ước Bern nhưng hầu như là các bạn chỉ nghe nói đến chứ không hiểu rõ nội dung của những quy định này. Có thể thấy rằng tuy sinh viên có nghe đến quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả nhưng lại không quan tâm một cách thích đáng. Chính vì vậy mới có tình trạng biết là sai nhưng lại không biết sai đến mức nào và hậu quả ra sao.
Trong vấn đề này, dường như không thể xác định được lỗi từ phía nào.Có cầu thì mới có cung. Sinh viên cần sách giá rẻ nên các dịch vụ photocopy mới in sao tràn lan để phục vụ sinh viên. Và ngược lại, các tiệm photocopy có thừa phương tiện và lại không bị quản lý (mặc dù đã có luật) nên sách photo lại càng được bày bán tự do và công khai.
Một cuốn sách được viết ra đòi hỏi rất nhiều công sức lao động trí óc của tác giả. Vậy mà các tiệm photocopy chỉ với vài thao tác đơn giản đã có thể in ra hàng trăm bản sách mà không hề có sự cho phép của chủ nhân cuốn sách đó. Rõ ràng họ đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ nhưng không hề bị xử lý. Do đó, trừ phi các cơ quan chức năng mạnh tay hơn, sinh viên hoàn toàn có thể giúp giảm đi tình trạng vi phạm này bằng chính hành động của mình. Chúng ta có thể cân đối chi phí để có thể mua giáo trình gốc cho các môn học. Nhu cầu sách photo giảm thì việc in sao tràn lan tự khắc sẽ giảm. Cái gì cũng vậy, đồ thật bao giờ cũng tốt hơn, sách không phải là ngoại lệ. “Hơn nữa, nếu đặt mình vào bản thân tác giả, mình sẽ nổi giận khi thấy đứa con tinh thần của mình bị đối xử rẻ mạt. Vì vậy mà mình cố gắng mua sách gốc cũng vì tiếc công người viết sách.” Bạn Thanh Thanh tâm sự.
Sinh viên chúng ta là trí thức tương lai. Không lâu nữa sau khi ra trường và đi làm, chúng ta cũng sẽ có những đứa con tinh thần của mình như một cuốn sách được xuất bản hay một đề tài nghiên cứu được ứng dụng. Chắc chắn lúc đó, quyền sở hữu trí tuệ nói chung hay quyền tác giả nói riêng là vấn đề sát sườn mà chúng ta phải nắm rõ. Vì vậy ngay từ bây giờ, sinh viên nên có hành động ngay để bảo vệ quyền tác giả. Đó cũng chính là bạn đang bảo vệ cho quyền lợi của mình trong tương lai.
Khánh Linh
“ Được thực hiện bởi nhóm Sáng tác sinh viên”
khong ho danh la truong ban ban tin cua STSV! good, good!
oai, cai title la Ban quyen va tui tien sinh vien chu. Ai lai them chu van hoa vao the?? Van hoa ban quyen khong chinh xac dau.
ôi tình yêu của tui! bà chị Viết hay wá! tình yêu là tiền á nghe!
love love